Chùm nho “cao thủ” giá 118 triệu đồng được trồng như thế nào?

Để đạt được mức giá kỷ lục 118 triệu đồng, đồng thời giật luôn danh hiệu “loại nho đắt nhất thế giới”, một chùm Ruby Roman phải đảm bảo những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Không có lực đỡ, chứng khoán rực đỏ hai sàn

* Chánh tòa kinh tế Hải Phòng bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ"

* Ồ ạt trồng, tiêu chết trụi

* Tỷ giá USD/VND “lao dốc"

* Thủ đô của Angola xếp đầu bảng các thành phố đắt đỏ nhất

* Đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 8: 70.000 hộ dân “chịu trận” đến bao giờ?

Ruby Roman là loại nho đặc sản của quận Ishikawa, Nhật Bản, nổi tiếng với vỏ màu đỏ anh đào, kích cỡ như trái bóng ping-pong (bóng bàn) và vị ngọt rất đậm.

Các chuyên gia ẩm thực nhận xét, Ruby Roman vừa có vị ngọt sắc, vừa nhiều nước, hòa quyện với nhau một cách cân bằng, tuyệt hảo. Đây là điều rất khó tìm thấy ở các loại nho khác.

Năm 2008, Ruby Roman lần đầu tiên ra mắt thị trường sau 14 năm ròng nghiên cứu, gieo trồng thử nghiệm và đăng ký thương hiệu. Cái tên Ruby Roman được đặt sau một cuộc bỏ phiếu công khai trong cộng đồng những người trồng nho.

Trong năm đầu tiên, một chùm Ruby Roman được bán giới giá 910 USD, rồi không ngừng tăng giá. Và trong đợt đấu giá diễn ra vừa qua, con số đó đã tăng lên thành 5.400 USD, tương đương 118 triệu đồng – mức giá cao nhất từ trước tới nay.

Cùng với sự kiện này, Ruby Roman trở thành loại nho đắt nhất thế giới trong lịch sử.

Tuy nhiên, để được đem bán trên thị trường, Ruby Roman phải đáp ứng được những yêu cầy hết sức nghiêm ngặt. Cụ thể: mỗi trái nho phải nặng trên 20g và 18% đường trở lên.

Và để được công nhận là “hàng chất lượng cao”, mỗi trái phải nặng tối thiểu 30g và mỗi chùm phải nặng ít nhất 700g. Thông thường, mỗi năm, chỉ có khoảng vài chùm đạt tiêu chuẩn như vậy và được đem đấu giá.

Giá của Ruby Roman tăng vọt qua từng năm không chỉ vì yếu tố chất lượng mà còn nằm ở khâu quảng bá. Sự nổi tiếng của Ruby Roman đã khiến loại nho này trở thành món quà sang trọng, quý giá.

Trong khi đó, việc biếu quà bằng hoa quả là một nét văn hóa của người Nhật Bản nói riêng và người châu Á nói chung.
 
Theo Thu Thảo
Dân Việt
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”