1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ý tưởng thành lập công ty đền bù giải tỏa

(Dân Trí) – Công ty Đức Khải đang xúc tiến thành lập đơn vị làm dịch vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng. Đây là lần đầu tiên một đơn vi tư nhân dám nhảy vào một lĩnh vực khá nhạy cảm và cũng không ít phiền toái ngay cả với các đơn vị có thẩm quyền.

Sẽ áp dụng khung giá thị trường

 

Theo đề án của của Công ty cổ phần Đức Khải, công ty cổ phần này sẽ có tên là Tổng công ty Đền bù giải tỏa Việt Nam, vốn điều lệ 1.650 tỉ đồng. Hiện, công ty đã huy động được 850 tỷ đồng (khoảng 50% vốn). Đơn vị này sẽ huy động thêm vốn từ các quỹ chứng khoán, quỹ đầu tư nước ngoài.

 

Ông Dương Quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Đức Khải, phương thức hoạt động của công ty sẽ là công ty sẽ tự ứng vốn để giải quyết nhanh chóng việc đền bù cho bà con theo giá thị trường.

 

Theo ông Tuấn, điểm khác biệt của Công ty đền bù giải tỏa chính là Công ty chính là thương lượng theo giá thị trường. Việc đền bù bằng với giá thị trường sẽ khiến tiến độ giải tỏa nhanh hơn, bởi người bị thu hồi đất thấy mình không bị thiệt. UBND các cấp để lập phương án bồi thường, trình duyệt phương án bồi thường

 

Công ty sẽ tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có thể góp vốn với doanh nghiệp bằng hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn trực tiếp và được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất doanh nghiệp. Nhưng cũng phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu.

 

“Nếu có những trường hợp làm căng quá mà không chấp nhận mức giá thỏa thuận, chúng tôi sẽ chấp nhận giá của người ta đưa ra. Cũng có thể chúng tôi sẽ đưa ra những sản phẩm khác, dịch vụ khác để người ta lựa chọn”. Việc thực hiện “cưỡng chế những hộ không di dời “cũng chưa được công ty Đức Khải  tính đến bởi họ tự tin vào khả năng đàm phán và cái giá họ đưa ra?

 

Trả lời về khả năng huy động vốn đền bù giải tỏa ông Tuấn cho biết: “Nếu được thành lập công ty chúng tôi sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau… ”.

 

Ý kiến các cơ quan chức năng

 

Theo ý kiến của Bộ Tài nguyên - môi trường, đề nghị của Công ty Đức Khải là "có thể chấp nhận được" vì tranh thủ nguồn vốn xã hội cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, dự án này sẽ tạo quĩ đất "sạch" cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.

 

Tuy nhiên Bộ này cũng lưu ý đây là loại hình mới của doanh nghiệp, và qui định về đất đai chưa có điều chỉnh về vấn đề này. Do vậy bộ đề xuất công ty hoạt động theo một trong hai phương thức sau: Thứ nhất là sau khi qui hoạch được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền giao đất cho tổng công ty trên để bồi thường theo qui định. Và chỉ nên thực hiện thí điểm theo cơ chế riêng của Thủ tướng quyết định.

 

Theo ý kiến của Bộ Tài nguyên, sau khi giải phóng mặt bằng xong, đơn vị trên sẽ giao lại đất "sạch" cho UBND cấp tỉnh để tổ chức đấu giá. UBND tỉnh có trách nhiệm thanh toán một phần lợi nhuận thu từ việc đấu giá đất cho tổng công ty trên.( tỷ lệ lợi nhuận cho Tổng công ty sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định)

 

Phương thức thứ hai là giao luôn cho tổng công ty trên tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, và đơn vị này có trách nhiệm nộp một phần lợi nhuận từ việc đấu giá quyền sử dụng đất cho địa phương. Tỉ lệ này cũng do UBND cấp tỉnh quyết định.

 

Theo ý kiến của Bộ Xây Dựng, việc thành lập doanh nghiệp cổ phần với tên gọi là Tổng công ty đền bù giải tỏa là một trong những điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty Cổ phần Đức khải có thể cùng với nhiều nhà đầu tư khác góp vốn để hoạt động những nghành nghề mà không bị pháp luật cấm, trong đó có việc đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng mà không cần phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

 

Sau khi được thành lập Tổng công ty đền bù giải phóng mặt bằng, công ty sẽ hoạt động trên cơ sở thỏa thuận, ký kết hợp đồng với các tổ chức được Nhà nước giao đất.

 

Theo ý kiến của UBND TP Hải Phòng, đề nghị của Công ty cổ phần Đức Khải là có thể chấp nhận đựợc. Việc triển khai mô hình này có thể tranh thủ nguồn vốn ngoài ngân sách cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

 

Ý kiến của UBND TP. Hải Phòng cũng nhấn mạnh nếu được chọn làm địa phương thí điểm. Hải Phòng sẵn sang ủng hộ chủ trương và sẽ lựa chọn các dự án triển khai.

 

Công ty Đức Khải cũng đã gửi kiến nghị với Chính Phủ cho phép Tổng công ty Đền Bù giải tỏa hoạt động theo cơ chế thí điểm trong 5 năm đầu không phổ biến rộng rãi. Sau 5 năm công ty sẽ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng chính phủ để rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi.

 

Ngoài ra công ty cũng kiến nghị Chính Phủ phê duyệt cho Tổng công ty Đền Bù - Giải Tỏa Việt Nam được sử dụng 5.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển Việt Nam.

 

Nguyên Tuấn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm