1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Xử lý nợ xấu nhất quyết phải dùng tiền thật”

(Dân trí) - VEPR khẳng định, để có “dòng chảy” vốn mua bán nợ xấu, nhất thiết phải dùng tiền thật, bất kể là tiền ngân sách hay vốn tư nhân. Sự thiếu nhất trí về việc sử dụng vốn từ ngân sách hay vay nợ nước ngoài đang trì hoãn việc tạo thanh khoản cho thị trường.

Nợ xấu đang cản trở dòng chảy tín dụng và gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế
Nợ xấu đang cản trở dòng chảy tín dụng và gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* “Án oan” mang tên Thông tư 36?

* Tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam: Đẩy nhanh các thủ tục thoái vốn

* Doanh nghiệp dùng thủ đoạn ép người lao động

* Mặt tối của “gã khổng lồ 40 tỉ USD”

* Mỹ - Cuba: Từ cách mạng 1959 đến ‘Vịnh Con Lợn’

* Mỗi ngày 1.000 người Việt qua Campuchia đánh bạc

Theo cập nhật về thị trường vốn tại Báo cáo vĩ mô quý III của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trên thị trường vốn biểu lãi suất điều hành không đổi trong quý III. Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn giữ ở mức 4,5% và 6,5% kể từ cuối quý I.
 
Các cân đối trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ không có nhiều chuyển biến. Biểu lãi suất huy động có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, tuy nhiên lượng tiền gửi vào ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại lớn, vẫn gia tăng.
 
Nợ xấu trong 3 quý đầu năm gia tăng do quy định mới về phân loại và trích lập dự phòng nợ xấu. Gia tăng mạnh ở nhóm nợ nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu đang manh nha hình thành trên những khoản nợ mới.
 
Theo đánh giá của VEPR, xử lý nợ xấu gặp bế tắc do Công ty quản lý tài sản VAMC không thể thực hiện chức năng như bản thiết kế. VAMC chỉ đơn thuần giữ nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chưa thể bán được nợ xấu cho chủ thể khác. Nợ xấu vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống các tổ chức tín dụng. 

Cho đến nay, các các cơ chế pháp lý cần thiết để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu chưa được xây dựng đầy đủ. Quyền tài sản, nhất là quyền sở hữu gắn với đất đai, chưa được phân định rõ ràng, dẫn tới việc đưa cơ chế thị trường vào quá trình định giá và xác định người mua gặp nhiều vướng mắc.
 
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nợ xấu chỉ được xử lý khi có sự chuyển giao nợ xấu cùng với quyền sở hữu gắn với tài sản thế chấp và có “dòng chảy” trên thị trường. Và để có “dòng chảy” vốn mua bán nợ xấu thì nhất thiết phải sử dụng tiền thật, bất kể là tiền ngân sách hay vốn của tư nhân, và sự thiếu nhất trí về việc sử dụng vốn từ ngân sách hay vay nợ nước ngoài đang trì hoãn việc tạo thanh khoản cho thị trường.
 
Cũng trên thị trường vốn 3 quý đầu năm, vốn vay khó chảy vào nền kinh tế khi mà doanh nghiệp kinh doanh tốt có nhu cầu tín dụng thấp, còn ngân hàng hạn chế cho vay số còn lại do rủi ro cao. Vốn nhàn rỗi tìm đến các nơi có rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ và bảo lãnh bởi chính phủ.
 
Điều này thể hiện qua, trái phiếu kho bạc phát hành kể từ đầu năm tăng gấp rưỡi so với cả năm 2013, khoảng 220.000 tỷ đồng – một kỷ lục mới về huy động trái phiếu. Nhu cầu với kỳ hạn dài hơn đang tăng lên cũng gợi ý sự lạc quan vào tình trạng vĩ mô của nền kinh tế.
 
Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm