Infographic

Xu hướng ủng hộ doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội của người Việt

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Khái niệm "tiêu dùng thông minh" giờ đây không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng coi trọng hơn cách thức doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó như thế nào, hàng hóa có thân thiện với môi trường, có tính bền vững hay không.

Nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội

Sau Covid-19, quan điểm tiêu dùng có nhiều thay đổi. Người tiêu dùng dần ý thức được quyền lực của mình qua hành động mua sắm và thiết lập quyền kiểm soát rộng khắp của mình đối với việc sản xuất của các doanh nghiệp.

Trước áp lực từ người tiêu dùng, các tập đoàn đa quốc gia đã chủ động coi CSR (Corporate Social Responsibility - trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp) như một chiến lược quan trọng. Nhiều chương trình được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cấp học bổng xóa mù chữ, xây dựng trường học, bình đẳng về giới, đồng hành cùng địa phương đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...

Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: Google, Intel, Unilever, Coca-Cola, Nokia, HSBC, Bayer, Toyota, Samsung,…

Khảo sát của Visa công bố năm 2021 chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ủng hộ những công ty có trách nhiệm với xã hội. Cụ thể có 47% số người tiêu dùng Việt cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.

Khảo sát của Deloitte năm 2022 cũng cho thấy, có 39% người tiêu dùng quan tâm đến yếu tố bền vững và có tính tác động của thương hiệu khi mua sắm; 36% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sắm các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có cam kết về phát triển bền vững và thể hiện trách nhiệm với xã hội.

Do đó, việc các tập đoàn đa quốc gia xây dựng chiến lược về CSR là tất yếu. Lợi ích đạt được qua những hoạt động CSR cụ thể đã được ghi nhận.

15 năm nỗ lực hoạt động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam của Samsung

Chính thức đầu tư tại Việt Nam năm 2008, đến nay, Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gấp gần 30 lần, khoảng 20 tỷ USD. Sau 15 năm, Samsung hiện có 6 nhà máy, 1 trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và 1 pháp nhân bán hàng. Trong đó, SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu. SEHC (TPHCM) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á.

Với tầm nhìn "Together for Tomorrow - Enabling People" (Cùng nhau vì ngày mai - Trao quyền cho mọi người), Samsung đang tập trung triển khai các hoạt động bồi dưỡng thế hệ trẻ tương lai với nhiều sân chơi công nghệ, kỹ năng hội nhập, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

"Samsung cố gắng hết sức mình, không chỉ là 'Doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp đóng góp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam' mà còn là doanh nghiệp nỗ lực nhiều nhất trong đào tạo nhân tài công nghệ tại Việt Nam và sẽ liên tục phát triển để trở thành doanh nghiệp luôn đồng hành cùng người dân Việt Nam", ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam nhấn mạnh.

Dưới đây là những hoạt động CSR tiêu biểu của Samsung, không chỉ thực hiện tại Việt Nam, mà trên quy mô toàn cầu, trong nhiều năm qua.

Xu hướng ủng hộ doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội của người Việt - 1

Không chỉ nỗ lực hiện thực hóa cam kết nâng tầm Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược ưu tiên hàng đầu về R&D của tập đoàn trên toàn cầu, Samsung còn dành cho Việt Nam một khoản ngân sách CSR ở mức cao nhất trong số các quốc gia mà tập đoàn này đầu tư để cùng Việt Nam phát triển bền vững.