1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

“Xăng tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân”

(Dân trí) - Theo lý giải của đại diện Bộ Công Thương, do sản xuất, kinh doanh chủ yếu sử dụng dầu nên không bị tác động nhiều vì xăng tăng giá, chỉ một số hãng taxi tăng 500 – 1000 đồng/km...nên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Báo cáo tại cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 6 của Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, trong tháng 5/2015, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 0,95% so cùng kỳ năm trước và tăng 0,2% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83%. 

Ông Quyền cho rằng tín hiệu này phản ánh, thị trường trong nước đang được giữ vững và cải thiện. 

Cũng theo ông khẳng định của ông Quyền thì lo ngại về việc tăng giá xăng tác động đến CPI là không nhiều bởi xăng chỉ đóng góp 0,08% trong CPI. Sản xuất, kinh doanh chủ yếu sử dụng dầu nên không tác động nhiều, chỉ một số hãng taxi tăng 500 – 1000 đồng/km..., nên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

Tính từ đầu năm 2015 đến nay, giá bán lẻ xăng dầu đã được điều chỉnh tăng 3 lần: tăng 1.610 đồng/lít vào chiều ngày 11/3, tăng 1.950 đồng/lít vào tối 5/5 và tăng tiếp 1.200 đồng vào tối ngày 20/5 vừa rồi. Tổng mức tăng xấp xỉ 4.800 đồng/lít.

Ông Quyền cũng cập nhật thêm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 5 ước đạt 260,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,48% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 1.304,45 nghìn tỷ đồng, tăng 9,05% so với cùng kỳ, trong điều kiện dịch vụ và du lịch giảm sâu thì mức tăng của thương mại là đáng kể.

Báo cáo tại cuộc họp về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại ở địa phương, đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ngãi... cho biết, các chỉ số sản xuất công nghiệp đều tăng so với tháng 4 và tăng so với cùng kỳ năm 2014. 

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, các chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng là điều vô cùng đáng mừng bởi đây là chỉ tiêu cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, đồng thời các chỉ tiêu đều có dấu hiệu tăng liên tục, phù hợp với tình hình chung của cả nước. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ giảm 0,4% so với tháng 4 năm 2015 và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó cho thấy, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp trọng yếu tăng khá, tạo ra động lực để kích thích các ngành khác, trong đó có công nghiệp hỗ trợ. 

Thương mại tăng cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2014 cho thấy kinh tế thành phố có dấu hiệu phát triển tốt. Các chương trình ngày càng nhân rộng về quy mô và sản lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, có bước tiến xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hàng hóa phục vụ mùa hè tăng cao. 

Trong tháng 5, TP. Hồ Chí Minh có các chương trình phối hợp với các địa phương tiêu thụ nông sản từ các tỉnh, thành, giúp các tỉnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản như hành tím, vải thiều… Ngày 10/6 tới sẽ diễn ra hội nghị hỗ trợ Bắc Giang và Hải Dương kết nối cung cầu, đưa vải thiều vào các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực của Sở Công Thương trong việc liên kết giữa thị trường và sản xuất. Đồng thời, có nhiều chương trình vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, vận động các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường trong nước và nước ngoài tiêu thụ nông sản, đặc biệt là những thị trường sản phẩm có hiện tượng có ách tắc cục bộ.

Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm