1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Vụ kiện chống bán phá giá inox: Doanh nghiệp “cầu cứu” Thủ tướng

(Dân trí) - Mới đây các DN sản xuất sử dụng thép không gỉ cán nguội (inox) đã có đơn khiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương, bày tỏ sự không đồng tình với kết luận sơ bộ về vụ điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội do Posco VST và Inox Hòa Bình khởi xướng.

Việc áp thuế với mức cao khiến nguy cơ các sản phẩm sử dụng nguyên liệu inox tăng mạnh
Việc áp thuế với mức cao khiến nguy cơ các sản phẩm sử dụng nguyên liệu inox tăng mạnh
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Ào ạt bán nhà đất dự án
Nhìn lại “đại án” kinh tế chấn động giới ngân hàng Việt Nam
Nga dùng 15 tỷ USD "níu chân" Ukraine không gia nhập EU
Hàng loạt công ty chứng khoán bị rút giao dịch trực tuyến

Trước đó, ngày 3/12, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã công bố kết luận sơ bộ về vụ điều tra chống phá giá thép cuộn cán nguội không gỉ từ một số nhà xuất khẩu từ 4 thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia, trong đó đưa ra mức thuế sơ bộ từ 6,45% đến 30,73%.

Sử dụng từ “thất vọng” về các kết luận, phân tích được cho là “sơ sài”, “thiếu căn cứ” và “sai lệch so với số liệu thực tiễn” được đưa ra trong báo cáo của Cục QLCT, lá đơn của hàng chục DN nhập khẩu inox đã đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh các phân tích và kết luận này chưa phản ánh đúng, đầy đủ các bằng chứng tại hồ sơ và thực tế của ngành thép không gỉ tại VN, chưa phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam cũng như quy định của WTO.

Đẩy giá trong nước để bù lỗ xuất khẩu?

Trong đó, đáng chú ý là việc các nguyên nhân gây thiệt hại cho Posco VST và Inox Hòa Bình không phải là vì hàng nhập khẩu, mà vì các lý do khác. Cụ thể, theo dẫn chứng của các DN, năm 2009, Posco VST sau khi mua lại một công ty khác đã tăng công suất lên 85.000 tấn; đến năm 2012, công ty này lại đưa vào hoạt động nhà máy thứ 2 với công suất 150.000 tấn, đưa tổng công suất của Posco VST lên tới 235.000 tấn/năm. Tương tự, nhà máy công suất 100.000 tấn/năm của Inox Hòa Bình cũng chính thức đi vào hoạt động, khiến nguồn cung nội địa tăng chóng mặt.

Thực tế, trong giai đoạn điều tra, lượng inox nhập khẩu giảm từ 74.477 tấn trong năm 2009 xuống còn 73.331 tấn năm 2012. Tính theo thị phần, trong giai đoạn này, mặc dù mức tiêu thụ trong nước tăng 13,5%, lượng hàng bán ra trong nước tăng kỷ lục ở mức 89% nhưng lượng hàng nhập khẩu thì giảm 1,5%. Xét về giá, mức tăng giá trong nước tính theo đồng USD tăng tới hơn 40%, còn giá hàng nhập khẩu chỉ tăng 12,5%.

Lá đơn kiến nghị cũng dẫn thông tin từ báo cáo sơ bộ của Cục QLCT cho biết, “…trong giai đoạn 2011-POI, thị phần nhập khẩu của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra từ 4 nước thuộc phạm vi điều tra giảm 76,24 xuống còn 74,02…”.
 
Lá đơn kiến nghị có chữ ký của hàng chục DN gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương
 
Lá đơn kiến nghị có chữ ký của hàng chục DN gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương

Theo số liệu đã được cơ quan thuế xác nhận, kể từ khi đầu tư vào VN năm 2009, Posco VST đã lỗ lũy kế lên tới 1.067 tỷ đồng. Mức lỗ “khủng” này của Posco VST được công ty này viện lý do là do hiện tường bị kìm giá và ép giá vì áp lực của hàng nhập. Tuy nhiên, thực tế là trong bản trả lời của Posco VST, công ty này thừa nhận đã xuất khẩu lượng inox lớn với giá thấp, “đóng góp” đáng kể vào mức lỗ này. Công ty này cũng đã bị kết luận bán phá giá tới hơn 30% vào thị trường Brazil.

Cộng với việc công ty này phải trả khoản lãi vay lớn để đầu tư vào nhà máy, các DN cho rằng Posco lỗ lớn không những không phải vì hàng nhập khẩu, mà thậm chí đang cố tình tăng giá rất mạnh trong nước để bù lỗ cho các khoản lỗ này.

Các số liệu thực tế này có vẻ trái ngược với quy định của pháp luật về chống bán phá giá, theo đó hai dấu hiệu cơ bản của việc hàng nhập khẩu gây thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước là (1) lượng hàng nhập khẩu tăng liên tục về số lượng và thị phần, hàng sản xuất trong nước bị giảm liên tục về lượng bán và thị phần; và (2) giá hàng nhập khẩu giảm giá liên tục, với mức giảm giá cao, làm cho hàng trong nước cũng bị giảm giá theo.

Doanh nghiệp sản xuất như cá trên thớt

Theo kết luận sơ bộ của Cục QLCT, trong thời gian bị áp thuế tạm từ 4 thị trường bị điều tra, các Dn nhập khẩu có thể sử dụng nguyên liệu từ Hàn quốc, Thái lan để thay thế cho hàng nhập khẩu bị áp thuế.

Điều này cũng được cho là bất khả thi, bởi theo các DN, trong suốt 10 năm vừa qua, thép không gỉ nhập khẩu từ 4 quốc va và vùng lãnh thổ bị điều tra là nguồn nguyên liệu chủ yếu của các DN Việt Nam, việc tìm kiếm các nguồn cung khác không đơn giản do khác biệt về chủng loại sản phẩm không thể thay thế được và đòi hỏi phải có thời gian.

Ngoài ra, đến nay, chủng loại và chất lượng hàng trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bởi với 4 mã HS mà vụ kiện đang xem xét có đến 2.500 loại sản phẩm, trong khi Posco VST chỉ cung cấp được khoảng 30 - 40 chủng loại.

“VCA (Cục QLCT - PV) hoàn toàn không xem xét, phân tích riêng các nhóm hàng hóa có đặc tính riêng biệt mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chỉ cung cấp được một lượng rất nhỏ bao gồm: sản phẩm thép Series 200 khổ rộng, hàng loại hai (secondary products) và hàng đầu tấm (baby coils). Hồ sơ thể hiện cả POSCO VST và Inox Hòa Bình gần như chưa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép Series 200 khổ rộng - là loại hàng có đặc tính vật lý, hóa học, kỹ thuật và ứng dụng hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm còn lại. Ngoài ra, trong khi thị trường Việt Nam tiêu thụ một lượng lớn hàng loại hai và baby coils (khoảng 30% lượng tiêu thụ) thì nguyên đơn đã thừa nhận chỉ mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 5-8% tổng lượng sản xuất vì thực chất đây là hàng phế phẩm (by-products), chứ không phải là sản phẩm chính của dây chuyền sản xuất” các DN viện dẫn trong lá đơn gửi Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công thương.

Các DN chịu thiệt hại cũng khẳng định, việc ra kết luận sơ bộ khi chưa tính toán được mức thiệt hại nếu có của nguyên đơn là chưa đúng với quy định của Hiệp định Chống bán phá giá, trong khi thiệt hại của các DN sử dụng nguyên liệu inox là rất rõ ràng vì quyết định này.  

“Do vậy, việc áp thuế chống phá giá sơ bộ dựa trên các phân tích và kết luận thiếu cơ sở này sẽ không công bằng và có nguy cơ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng, không thể khắc phục được với người nhập khẩu và tiêu dùng Việt Nam là bên bị thiệt hại lớn nhất bởi quyết định sơ bộ”, đơn nói.
 

“Không đủ tư cách khởi kiện”

Theo các luật sư mà khối DN sử dụng nguyên liệu inox tham vấn, một vấn đề pháp lý cốt lõi khác trong vụ kiện này là tư cách khởi kiện của nguyên đơn. Bởi theo Hiệp định chống bán phá giá, thì khi có dấu hiệu nguyên đơn liên quan tới các nhà nhập khẩu hàng hóa bị cáo buộc chống bán phá giá, thì tư cách khởi kiện chưa được đáp ứng. Thực tế, trong quãng thời gian điều tra, Posco VST và Inox Hòa Bình cũng tham gia nhập khẩu từ các DN xuất khẩu ở 4 thị trường này, nhưng kết luận sơ bộ của Cục QLCT lại cho rằng cả Posco VST và Inox Hòa Bình đều đủ tư cách khởi kiện do... lượng nhập khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ.

Hồng Kỹ

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm