1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vụ “đại gia biến mất” tại Hà Nội: Chủ "sổ đỏ" cung cấp thêm cứ liệu cho LienVietPostBank

(Dân trí) - Gia đình bà Hoàng Thị Sau cho biết đã gửi thêm một số cứ liệu tới lãnh đạo LienVietPostBank, trong đó cho thấy có sự tham gia của cán bộ ngân hàng nhằm trấn an bà Sau về việc giải ngân khoản vay 500 triệu đồng.

Sau khi Dân trí đăng tải thông tin gia đình bà Hoàng Thị Sau (SN 1958), trú tại Cổ Loa - Đông Anh (Hà Nội) kêu cứu đang có nguy cơ bị đẩy ra khỏi ngôi nhà đang sinh sống do "sổ đỏ" ngôi nhà đang bị ông Hoàng Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Đại Gia (Công ty đại Gia) có địa chỉ tại số 109 đường Ngọc Lâm - Ngọc Lâm - Long Biên - Hà Nội đưa vào thế chấp trả nợ thay cho công ty tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chi nhánh Thăng Long, gia đình bà Sau cho biết: gia đình đã gửi căn cứ, tư liệu đến lãnh đạo Ngân hàng LienVietPostBank, trong đó cho thấy việc cán bộ ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long tham gia cùng ông Hoàng Đức Dũng - Giám đốc Công ty Đại Gia tạo niềm tin cho gia đình bà đưa "sổ đỏ"vào ngân hàng.
NH LienVietPostBank CN Thăng Long

NH LienVietPostBank CN Thăng Long

Những tư liệu này có nội dung cán bộ ngân hàng "động viên", trấn an người dân tin tưởng vào uy tín của Công ty Đại Gia, tin tưởng vào khoản vay 500 triệu đồng sẽ được giải ngân và hứa hẹn trả "sổ đỏ" cho người dân.

Cán bộ ngân hàng biết người dân bị dụ thế chấp thay hơn 7 tỷ để vay... 500 triệu

Bà Sau cho biết thêm, trong buổi ký kết hợp đồng thế chấp cán bô ngân hàng có mặt và biết việc người dân bị dụ thế chấp thay hơn 7 tỷ để vay... 500 triệu nhưng không giải thích. Hơn nữa, sau khi ký, biết bị lừa, gia đình bà Sau có họi điện cho cán bộ ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long yêu cầu huỷ hợp đồng, lấy lại "sổ đỏ" thì cán bộ ngân hàng thay vì tiếp nhận lại liên tục "động viên", tạo niềm tin cho gia đình bà Sau.

Theo thông tin từ Ngân hàng LienVietPostBank, thời điểm LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long ký kết Hợp đồng hạn mức tín dụng với Công ty Đại Gia vào tháng 10/2012, ông Nguyễn Khắc Bàng đang giữa cương vị Giám đốc chi nhánh Thăng Long.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ông Bàng bị giáng cấp xuống Phó Giám đốc chi nhánh do những vấn đề liên quan đến năng lực điều hành, quản lý, phát triển kinh doanh, trong đó liên quan đến vấn đề nợ xấu.
 
Cũng theo LienVietPostBank, khoản vay hiện hữu của Công ty Đại Gia tại ngân hàng này đến nay là trên 29 tỷ đồng, tức gần sát với hạn mức 30 tỷ được cấp. Đến nay, khoản vay này đã trở thành nợ xấu.
Để tìm hiểu rõ s việc, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Hồ Nam Tiến - Phó tổng giám đốc Ngân hàng LienVietPostBank. Ông Tiến cho biết: Hội s đã biết việc cán bộ ngân hàng chi nhánh Thăng Long biết thoả thuận vay 500 triệu giữa người dân và doanh nghiệp liên quan đến việc ký hợp đồng thế chấp "sổ đỏ" hơn 7 tỷ đồng vào LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, hội s hiện không xác định được cán bộ ngân hàng mình biết việc này trước thời điểm ký hợp đồng hay sau thời điểm ký hợp đồng. Gia đình bà Sau nói rằng cán bộ ngân hàng biết trước trong khi cán bộ ngân hàng giải trình rằng không biết thoả thuận này của người dân và doanh nghiệp trước khi ký kết bản thế chấp.

"Trong buổi ký kết, nếu ông Dũng có hành vi lừa người dân đưa "sổ đỏ" vào ngân hàng LienVietPostBank vay 500 triệu còn hợp đồng lại ghi thế chấp cho khoảng n hơn 7 tỷ chỉ là để hợp thức hoá thì cán bộ ngân hàng có mặt phải ngăn chặn dừng lại việc ký kết bên bản thế chấp kia.

Quan điểm của LienVietPostBank là không bao che cán bộ làm sai. Ngân hàng cũng đã có những yêu cầu cán bộ báo cáo toàn bộ s việc. Nếu bà Sau có những chứng c chứng minh cán bộ ngân hàng có liên quan đến sai phạm "tiếp tay" cho doanh nghiệp, gia đình hãy cung cấp, Ngân hàng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng vào x lý".

Tuy nhiên, ông Tiến lại cho rằng để gia đình bà Sau ký kết đưa "sổ đỏ" vào thế chấp thay cho công ty Đại Gia tại Ngân hàng LienVietPostBank thì phải có s tác động nhiều phía ch không phải chỉ có cán bộ ngân hàng tác động là được.

Theo ông Tiến, trong việc ký kết Hợp đồng thế chấp, việc giải thích rõ cho người dân hiểu s việc trách nhiệm giải thích là nghĩa vụ của công chứng viên. Người dân khi ký thì phải hiểu mình đang ký cái gì.

"Nếu cán bộ ngân hàng biết câu chuyện không có thật lại xác thực có thật thì về cán bộ ngân hàng đã vi phạm pháp luật",  ông Tiến nói.

Định giá tài sản cũng tùy quan điểm?!
Việc miếng đất và tài sản của gia đình bà Sau được cán bộ ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long định giá 15 triệu đồng/m2 trong khi anh Hoàng Gia Long, con trai bà Sau cho biết thời điểm định giá tài sản thửa đất của gia đình anh với diện tích 753m2, khi đó giá thị trường của các mảnh đất tương đương chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2.

Với giá thẩm định, phía ngân hàng định giá nhà đất của gia đình bà Sau là 15 triệu đồng/m2 tương đương tổng giá trị gần 11,3 tỷ đồng. Từ đó, quy ra giá trị tài sản đảm bảo cho Công ty Đại Gia là hơn 7,1 tỷ đồng.

Miếng đất định giá trên trời nhưng không có đường ra vào khiến LienVietPost Bank sửng sốt.
Miếng đất định giá "trên trời" nhưng không có đường ra.

Trước s việc trên, ông Hồ Nam Tiến cho biết đã cho một đơn vị độc lập với LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long nhưng vẫn thuộc hội s định giá lại miếng đất của gia đình bà Sau cho kết quả mức chênh lệch không nhiều, chỉ vài trăm triệu đồng.

Thậm chí ông Tiến còn khẳng định đã có trường hp đề cập với ngân hàng về việc mua miếng đất của gia đình bà Sau với giá 10,5 tỷ đồng. "Tôi khẳng định có người sẵn sàng mua miếng đất ấy 10,5 tỷ đồng nên quan điểm thẩm định tuỳ mỗi người. Như anh nhìn giá trị hiện tại nhưng cán bộ ngân hàng lại nhìn giá trị tương lai", ông Tiến cho biết.

Tuy nhiên, thông tin mảnh đất của gia đình bà Sau nằm lọt thỏm giữa khu dân cư nên không có đường vào ra, 2 con đường mà hiện tại gia đình bà đang sử dụng chỉ là 2 con đường mượn từ diện tích đất hợp pháp của các gia đình lân cận khiến ông Tiến khá "sng sốt" và cho biết không được báo cáo s việc.

Tuy nhiên, ông Tiến lại cho rằng: "Tôi nghĩ là một ngôi nhà phải có đường ra vào. Không có đường ra vào luật pháp cũng sẽ tạo điều kiện cho có đường ra vào kể cả nhà bên cạnh phải cắt để cho có đường ra vào".

Ngày 18/9, Báo Dân trí nhận được công văn của NH LienVietPostBank, trả lời về sự việc báo phản ánh. Trong đó, ngân hàng này cho biết, trước thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp, ngân hàng không có thông tin về mối quan hệ cho vay/đi vay hộ giá trị 500 triệu đồng giữa Công ty Đại Gia và bà Sau. LienVietPostBank cũng khẳng định trong quá trình thẩm định tài sản, cán bộ ngân hàng đã giải thích rõ việc thế chấp tài sản là để bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn của Công ty Đại Gia và được gia đình bà Sau đồng tình ủng hộ. LienVietPostBank cũng phủ nhận “dấu hiệu bất thường” trong sự việc này.

Công văn đề ngày 17/9 của LienVietPostBank cũng đặt câu hỏi: "Có chăng hành vi vay mượn giữa cá nhân ông Dũng (Giám đốc Công ty Đại gia - PV) và bà Sau rồi đưa tài sản vào nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng?".

Sau khi tiếp nhận thông tin cho biết gia đình bà Sau đã cung cấp thêm một số cứ liệu về vai trò của cán bộ ngân hàng liên quan đến việc ký hợp đồng thế chấp tài sản, ông Hồ Nam Tiến khẳng định với PV Dân trí sẽ yêu cầu Chi nhánh Thăng Long báo cáo, giải trình lại toàn bộ sự việc để tiến hành thẩm định làm rõ sự việc.

* Dân trí sẽ tiếp tục thông tin s việc.

Anh Thế

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm