TPHCM:

Vụ bắt 3 kho thực phẩm chức năng "khủng": Đều là hàng Trung Quốc và hàng trôi nổi

(Dân trí) - Ít nhất hơn 500 thùng mỹ phẩm và gần 100 thùng thực phẩm chức năng đã bị cơ quan chức năng tạm giữ trong vụ đột kích vào 3 kho hàng trên địa bàn quận 7. Nguyên liệu sản xuất các loại hàng này chủ yếu nhập từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đến chiều ngày 15/1, cảnh sát kinh tế quận 7 và một số đơn vị chức năng liên quan vẫn chưa thể kiểm đếm, thống kê xong số lượng thực phẩm chức năng, hàng hóa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được Phòng 8 Cục cảnh sát kinh tế (C46) Bộ công an phía Nam phối hợp với Công quan quận 7 phát hiện tại 3 kho hàng trên địa bàn vào chiều 14/1.

Cụ thể, tại địa chỉ số 86 (đường số 30, KDC Tân Quy Đông, P. Tân Phong, Q.7), cảnh sát kinh tế tạm giữ 70 thùng thực phẩm chức năng gồm cà phê xanh nâu, Eva, Lisu hồng, 3Days…

Một số loại thực phẩm chức năng bị tạm giữ
Một số loại thực phẩm chức năng bị tạm giữ
Một số loại thực phẩm chức năng bị tạm giữ

Cách đó không xa, tại địa chỉ số 49, cơ quan chức năng tạm giữ 189 thùng hàng hóa có chứa các loại thực phẩm chức năng không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc như cà phê xanh nâu, Eva, Áo Đình, Best, 2day, 3X…

Tại địa chỉ số A11 (KDC Nam Long, phường Phú Thuận, quận 7) công an cũng tạm giữ 338 thùng hàng hóa có chứa các loại thực phẩm chức năng không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc như Sắc Ngọc Khang, Hoàng Tiên Đan, Eva, cà phê…

Cơ quan chức năng vẫn đang thông kế số hàng mập mờ nguồn gốc để làm rõ
Cơ quan chức năng vẫn đang thông kế số hàng "mập mờ" nguồn gốc để làm rõ

Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra công an quận 7 đang tiến hành ghi nhận lời khai của bà Trần Thị Thanh Ly (35 tuổi, tạm trú Q.1, TP.HCM), ông Trần Thành Luận (33 tuổi), ông Trần Thành Long (25 tuổi, cả hai đều ngụ H.Cần Giờ, TP.HCM) để điều tra làm rõ về hành vi “Sản xuất hàng giả” là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Ba cơ sở ở Q.7 vừa bị công an đột kích là nơi sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc giả. Lực lượng chức năng xác định, nhiều nguyên liệu sản xuất hàng giả được bà Ly nhập từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường; riêng nhãn hiệu, vỏ chai, tem chống giả in ấn tại Việt Nam. Ly bán đi các tỉnh với giá rẻ 10 - 20% so với giá sản phẩm thật.

Hiện cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra làm rõ vụ việc.

Trung Kiên
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”