Vn-Index giảm hơn 7 điểm vào cuối phiên
(Dân trí) - Một khối lượng cổ phiếu lớn được xả dần trong phiên, nhưng các lệnh mua giá sàn chặn dưới khiến các cổ phiếu lớn giảm điểm song vẫn duy trì lượng dư mua.
Một số cổ phiếu lội ngược dòng tăng điểm trở lại từ giữa đợt 2 như DRC, CSM, HLA, KDC, LAF, RDP… Một số cổ phiếu khác tăng trần liên tục từ đầu giờ giao dịch là TS4, KSH, SGT, VNI, VPH...
Trong khi đó, các cổ phiếu blue-chips hầu hết đều bị bán mạnh. SSI giảm 2.000 đồng xuống 80.000 đồng/cp, khớp lệnh 2,7 triệu đơn vị, STB đứng giá 31.400 đồng/cp, khớp lệnh 4,39 triệu đơn vị, giảm 40% so với phiên giao dịch trước; VNM giảm sàn xuống 90.500 đồng/cp, SJS giảm sàn xuống 190.000 đồng/cp, tuy nhiên lượng dư mua giá sàn tại 2 mã này vẫn trên 50.000 đơn vị.
Các cổ phiếu khác giảm sản là CAD, DCC, DQC, HTV, ICF, LAF, SC5... ngoại trừ SC5 còn dư mua giá sàn 66.500 đồng vào cuối phiên, các mã còn lại đều không có dư mua.
Hai cổ phiếu mới lên sàn mà AAM của Thủy sản Mekong và MCG của CTCP Cơ điện và xây dựng Việt Nam đều không có dư bán vào cuối phiên, tăng trần lên 45.600 đồng và 30.000 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu chủ chốt chỉ có VCG vẫn tiếp tục tăng 2.200 đồng lên 60.800 đồng. Các mã còn lại đều giảm như ACB giảm 800 đồng, SHB giảm 700 đồng, KBC giảm 1.900 đồng, PVI giảm 1.300 đồng và PVS giảm 1.400 đồng, BVS giảm 3.700 đồng…
Mặc dù thị trường ở trong chiều hướng đi xuống nhưng vẫn có tơi 16 mã tăng trần. Trong đó chủ yếu là các cổ phiếu Vinaconex (CTN, VC1, VC3, VC5, VC6) và Sông Đà (S96, SD2, SJC). Các mã còn lại là CIC, ILC, MIC, NAG, SPP, THB…
Tính đến hôm nay, S96 của Sông Đà 9.06 đã có 13 phiên tăng trần liên tiếp còn SPP của Saplastic cũng đã có 12 phiên. Nhờ đưa dây chuyền mới vào hoạt động từ đầu quý III nên lợi nhuận tháng 7 và 8 của SPP đã tăng đột biến so với nửa đầu năm.
Phía giảm sàn có 27 mã, trong đó chủ yếu là các cổ phiếu Sông Đà như S12, S55, SDJ, SDT… và một số mã như HUT, PGS, PVG, SHS, VC7… Đây hầu hết là những mã đã tăng mạnh trong thời gian qua.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,76 triệu đơn vị, tương đương 1.555 tỷ đồng. VCG và KLS có khối lượng và giá trị áp đảo so với các mã khác. Tổng cộng có 5,44 triệu đơn vị được chuyển nhượng, trị giá 326 tỷ đồng. KLS cũng có 5,3 triệu đơn vị, tương đương 241 tỷ đồng.
Phương Mai - Quốc Thắng