Việt Nam thuộc Top 10 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất khu vực
(Dân trí) - Theo đánh giá của các CEO đến từ 40 quốc gia, trong 3-5 năm tới, Việt Nam là một trong 10 điểm đầu tư hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương của các công ty có có trụ sở chính tại các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Tổ chức PricewaterhouseCoopers (PwC) vừa công bố “Khảo sát CEO APEC 2012” thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8/2012 đối với 376 giám đốc điều hành (CEO) và các chuyên gia đầu ngành tại 40 quốc gia, bao gồm toàn bộ 21 nền kinh tế APEC.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, tình trạng suy thoái kinh tế, như khả năng suy thoái tại Mỹ, khủng hoảng tại khu vực đồng euro và tốc độ phát triển kinh tế chậm lại tại Trung Quốc xuống dưới 7,5% đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của các CEO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, chỉ có 36% CEO tham gia cuộc khảo sát này tỏ ra “rất tin tưởng” vào khả năng tăng trưởng kinh doanh trong 12 tháng tới trong khi có hơn một nửa số CEO (54%) thể hiện mức độ tin tưởng cao hơn vào tăng trưởng trong 3-5 năm tới. Điều này cho thấy, các CEO vẫn đặt kỳ vọng vào tương lai dài hơn.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, tình trạng suy thoái kinh tế, như khả năng suy thoái tại Mỹ, khủng hoảng tại khu vực đồng euro và tốc độ phát triển kinh tế chậm lại tại Trung Quốc xuống dưới 7,5% đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của các CEO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, chỉ có 36% CEO tham gia cuộc khảo sát này tỏ ra “rất tin tưởng” vào khả năng tăng trưởng kinh doanh trong 12 tháng tới trong khi có hơn một nửa số CEO (54%) thể hiện mức độ tin tưởng cao hơn vào tăng trưởng trong 3-5 năm tới. Điều này cho thấy, các CEO vẫn đặt kỳ vọng vào tương lai dài hơn.
Ngoài ra, các CEO trong khu vực cho biết, trong vòng 3-5 năm tới, Trung Quốc và Mỹ là mục tiêu đầu tư hàng đầu của họ. Các khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên như Nga, Indonesia và Úc, và các trung tâm về dịch vụ tại châu Á như Hồng Kông và Nhật Bản cũng được xem là những quốc gia thu hút đầu tư.
Cuộc khảo sát cũng ghi nhận, Việt Nam là điểm đến đầu tư thứ 9 mà các công ty có có trụ sở chính tại các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh dự kiến đầu tư nhiều nhất trong 3-5 năm tới.
Đồng thời, Việt Nam cũng được các công ty có trụ sở chính tại các nền kinh tế phát triển cho rằng sẽ là điểm đến đầu tư thứ 11 dự kiến đầu tư nhiều nhất trong 3-5 năm tới.
Khoảng 40% CEO cho rằng, các hiệp định tự do thương mại tiềm năng của cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lẫn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể có tác động lớn đến công ty họ.
Qua cuộc khảo sát này, các CEO cũng cho rằng, trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức APEC nên bao gồm việc hài hòa luồng đầu tư tự do trong khu vực, việc đồng bộ hóa các quy định và chuẩn mực, lập sơ đồ về nguồn lao động có kỹ năng trong khu vực với mục đích hỗ trợ nới lỏng các hạn chế về việc nhập cư.
Về chính sách nhân sự, để ứng phó với cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút nhân tài, các CEO cho biết họ sẽ áp dụng các mức lương mang tính cạnh tranh hơn, triển khai các chương trình đào tạo và thực tập tốt hơn, áp dụng nhiều chính sách phúc lợi phi tài chính và linh hoạt hơn, cùng với việc tạo thêm nhiều cơ hội được đi làm việc ở nước ngoài.
Chủ tịch HĐQT PwC, ông Dennis Nally cho rằng, “Để giải quyết một cách thành công các vấn đề mà các nền kinh tế khác nhau của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang gặp phải không phải là điều dễ dàng. Các CEO đã đặt ra một số thách thức rất rõ ràng cho hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới. Để hội nghị thượng đỉnh này được coi là thành công, Chính phủ các nước cần đạt được những tiến bộ thật sự về các vấn đề trọng yếu như việc tiến tới hài hòa/đồng bộ hóa các quy định và việc khuyến khích sự di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực”.
Khảo sát trên được công bố trước khi hội nghị thượng đỉnh thường niên năm 2012 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự kiến diễn ra vào ngày 7 và 8 tháng 9/2012 tại Vladivostoc, Nga.
Cuộc khảo sát cũng ghi nhận, Việt Nam là điểm đến đầu tư thứ 9 mà các công ty có có trụ sở chính tại các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh dự kiến đầu tư nhiều nhất trong 3-5 năm tới.
Đồng thời, Việt Nam cũng được các công ty có trụ sở chính tại các nền kinh tế phát triển cho rằng sẽ là điểm đến đầu tư thứ 11 dự kiến đầu tư nhiều nhất trong 3-5 năm tới.
Khoảng 40% CEO cho rằng, các hiệp định tự do thương mại tiềm năng của cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lẫn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể có tác động lớn đến công ty họ.
Qua cuộc khảo sát này, các CEO cũng cho rằng, trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức APEC nên bao gồm việc hài hòa luồng đầu tư tự do trong khu vực, việc đồng bộ hóa các quy định và chuẩn mực, lập sơ đồ về nguồn lao động có kỹ năng trong khu vực với mục đích hỗ trợ nới lỏng các hạn chế về việc nhập cư.
Về chính sách nhân sự, để ứng phó với cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút nhân tài, các CEO cho biết họ sẽ áp dụng các mức lương mang tính cạnh tranh hơn, triển khai các chương trình đào tạo và thực tập tốt hơn, áp dụng nhiều chính sách phúc lợi phi tài chính và linh hoạt hơn, cùng với việc tạo thêm nhiều cơ hội được đi làm việc ở nước ngoài.
Chủ tịch HĐQT PwC, ông Dennis Nally cho rằng, “Để giải quyết một cách thành công các vấn đề mà các nền kinh tế khác nhau của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang gặp phải không phải là điều dễ dàng. Các CEO đã đặt ra một số thách thức rất rõ ràng cho hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới. Để hội nghị thượng đỉnh này được coi là thành công, Chính phủ các nước cần đạt được những tiến bộ thật sự về các vấn đề trọng yếu như việc tiến tới hài hòa/đồng bộ hóa các quy định và việc khuyến khích sự di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực”.
Khảo sát trên được công bố trước khi hội nghị thượng đỉnh thường niên năm 2012 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự kiến diễn ra vào ngày 7 và 8 tháng 9/2012 tại Vladivostoc, Nga.
Bích Diệp