Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ phụ nữ làm việc nhiều nhất trên thế giới
(Dân trí) - Tạp chí The Economis vừa có một bài viết về tình hình lao động của phụ nữ ở Việt Nam. Tờ báo này cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ phụ nữ làm việc nhiều nhất trên thế giớ. Dân trí xin giới thiệu nội dung bài viết này tới quý độc giả.
Đồng Thị Vịnh sải bước tự hào trên một cánh đồng xanh ngắt tại trang trại của cô ngay phía nam Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Thỉnh thoảng cô dừng lại để nhổ cỏ hoặc tỉa một cây bưởi. Cùng với một người bạn, cô bắt đầu công ty rau quả hữu cơ này bảy năm trước.
Kể từ đó, doanh thu hàng năm của công ty đã tăng gấp 10 lần, một phần nhờ vào các hợp đồng mà công ty đã có được để cung cấp cho các trường học gần đó. Phụ nữ là trụ cột tài chính của gia đình, cô Đông nói. Cô sử dụng 19 lao động toàn thời gian, tất cả đều phụ nữ. Con gái cô cũng đã bỏ công việc trong Nhà nước để gia nhập công ty gia đình.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động cao nhất (nghĩa là tỷ lệ phụ nữ đang làm việc được trả lương hoặc tìm kiếm nó) trên thế giới. Khoảng 79% phụ nữ từ 15 đến 64 tuổi trong lực lượng lao động, so với 86% nam giới.
Con số đó cao hơn so với tất cả các thành viên của OECD ngoại trừ Iceland, Thụy Điển và Thụy Sĩ, cao hơn mười phần trăm so với Trung Quốc, người hàng xóm phía bắc Việt Nam
Năm 1960, theo tỉ lệ , cứ 100 phụ nữ Việt Nam thì có 97 người đàn ông từ 25 đến 54 tuổi. Đến năm 1975, sau cuộc chiến giải phóng miền Nam, con số đó đã giảm xuống còn 93.
Nhiều người sống sót sau cuộc chiến cũng gặp khó khăn trong công việc. Bà Đông nói rằng chiến tranh đã khiến chồng bà bị suy yếu hệ miễn dịch. Ngay cả lao động thủ công trong thời gian ngắn cũng khiến ông bị khó thở. Có hàng trăm người khác như ông trong làng của họ.
Nho giáo kiểu Việt Nam cũng đóng góp một phần lý do. Kết hợp với chủ nghĩa dân tộc được thúc đẩy bởi chiến tranh, nó đã tạo ra cảm giác rằng phụ nữ cũng có nghĩa vụ đạo đức để kiếm tiền.
Các tấm áp phích của Nhà nước khuyến khích phụ nữ đi làm – với hình ảnh họ đội mũ cứng hoặc mặc đồng phục quân nhân. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng vậy, chế độ nghỉ thai sản cho người phụ nữ đã được tăng lên sáu tháng trong năm 2013, cao hơn so với tiêu chuẩn trong khu vực.
Theo nhiều nghiên cứu, giới tính khác nhau hấp dẫn đối với các loại công việc khác nhau. Đàn ông có xu hướng nhận công việc trong các tập đoàn hoặc tổ chức có địa vị, trong khi phụ nữ có xu hướng táo bạo hơn. Theo Giám sát Doanh nhân toàn cầu, trong số 54 quốc gia được khảo sát về giới tính của người chủ kinh doanh, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ so với nam giới cao nhất: 1,14 so với 1.
Ngoài các công việc nội trợ trong gia đình, hầu hết các phụ nữ ở Việt Nam cũng phải đi làm và kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Nguyễn Thị Hồng, làm công việc bán thịt gà mười giờ một ngày tại một khu chợ sầm uất ở Hà Nội. Cùng với chồng, cô nuôi ba đứa con, bố mẹ chồng và anh chồng. Cô nói rằng, “nếu tôi không làm việc, thì gia đình chúng tôi sẽ sống như thế nào?”
Ngay cả trong công việc nội trợ hằng ngày, mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều phụ nữ phàn nàn về sự bất công trong gia đình, mặc dù phụ nữ trẻ Việt Nam bây giờ được giáo dục tốt hơn nam giới. Các bà vợ vẫn phải làm phần lớn mọi việc trong nhà.
Nhưng khi nền kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất, phụ nữ làm việc ngày càng độc lập hơn. Một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu phát triển Mekong, nhận thấy rằng những nhà máy mới ở đồng bằng sông Cửu Long trong thập kỷ qua đã giúp phụ nữ dễ dàng làm việc trong các nhà máy dệt và đóng gói gần đó, trong khi chồng họ ở nhà và làm các công việc chăn nuôi.
Phụ nữ trong khu vực giờ đây kiếm được nhiều tiền hơn nam giới và sự cân bằng quyền lực giữa họ và chồng đã thay đổi. Ly hôn đã trở nên phổ biến hơn và tỷ lệ bạo lực gia đình cũng đã giảm. Phụ nữ ở Việt Nam cuối cùng cũng có thể làm việc vì chính bản thân mình.
Vũ Huy Hoàng
Theo The Economis