Việt Nam chi 114 tỷ đồng nhập giống vật nuôi

(Dân trí) - Theo Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT 8 tháng đầu năm 2014, ngành chăn nuôi Việt Nam đã chi 5,44 triệu USD (114 tỷ đồng) nhập khẩu giống lợn và gia cầm, bằng 90% so với giá trị nhập khẩu của cả năm trước.

Trong đó, nhập khẩu lợn giống là khoảng 1,52 triệu USD (31.9 tỷ đồng), nhập khẩu gia cầm đạt khoảng 3.92 triệu USD (82 tỷ đồng).

Theo Cục Chăn nuôi, thị trường nhập khẩu lợn giống nước ta chủ yếu ở Canada, Mỹ và Thái Lan, trong đó từ lợn giống từ Canada là lớn nhất về lượng và giá trị kim ngạch, chiếm hơn 36,8%. Hiện Việt Nam chủ yếu nhập lợn đực giống với ba chủng: Yorkshir, Landrace, Pietrain và Duroc. Giống Yorkshire (heo đại mạch trắng có xuất xứ từ Anh) hiện đang là giống được nhập khẩu nhiều nhất ở thị trường Việt Nam, chiếm khoảng 76% so với tổng đàn hiện có.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
Nguyên nhân nhập lợn giống ngày càng tăng là vì năng suất và chất lượng các giống ngoại tốt hơn hẳn so với các giống ở các cơ sở trong nước; một con lợn nái giống ngoại đẻ được 28 con/năm, trong khi đó con giống trong nước chỉ có 18 con/năm. Chưa kể nuôi con giống nội địa tiêu tốn nhiều thức ăn hơn, để được 1 kg thịt, lợn giống nội cần tới 2,8 kg thức ăn, trong khi giống lợn ngoại chỉ cần 2,4 kg thức ăn.

Về nhập khẩu gia cầm, hiện Việt Nam chủ yếu nhập gà giống với với 14 giống gà được nhập từ New Zealand và Mỹ. Các cơ sở chăn nuôi của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và cơ sở giống của Nhà nước nhập nhiều nhất, trong đó có các công ty như: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi C.P, Japfa Comfeed và Topmill.

Theo Cục Chăn nuôi, nhập khẩu gia cầm tăng nhanh và ổn định, bình quân đạt 5,6%/năm trong giai đoạn 2000 - 2011, số lượng gà giống nhập về tại Việt Nam đã tăng lên khoảng 739 nghìn con. Đây là kết quả quá trình nhập khẩu giống phục vụ cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2014 do thị trường trong nước tiêu thụ chậm nên lượng gà giống nhập vào Việt Nam hiện giảm khoảng 24,8% so với cùng kỳ năm 2013, lượng nhập gà giống được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong tương lai. Theo đại diện của Cục Chăn nuôi, nhập khẩu giảm hoàn toàn do tình hình sản xuất chăn nuôi trong nước, gà giống nhập lậu gia tăng. Bên cạnh đó, qua nhiều năm nhập khẩu, lai tạo đến nay ngành chăn nuôi trong nước cũng đã nghiên cứu và lai tạo được 1 số nguồn giống tốt phục vụ chăn nuôi và thuần dưỡng.

Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống năm 2014 vẫn đạt mức tăng trung bình so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lượng giống lợn nhập khẩu tăng vọt cho thấy cầu về con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn, dự báo thị trường giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. 

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lai tạo giống ngoại cao sản với giống vật nuôi trong nước. Đây là nhiệm vụ đặt ra để Việt Nam có giống mới có hệ gen tốt của thế giới vừa bảo lưu được nguồn gen quý của vật nuôi trong nước đáp ứng được chất lượng giống sau này. Việc nhập khẩu số lượng lớn, trong nhiều năm chỉ trong ngắn hạn, còn nếu dài hạn sẽ khiến ngành chăn nuôi bị động và mất kiểm soát trong chuỗi giá trị của ngành.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Mỗi năm nước ta chi khoảng 6 triệu USD (126 tỷ đồng) để nhập lợn và gia cầm giống (trừ nhập bò sữa, bò giống). Trong đó, thường là 2 triệu USD (42 tỷ đồng) nhập giống lợn và 4 triệu USD (84 tỷ đồng) nhập giống gia cầm. Đây là nguồn nhập để đảm bảo cho việc lai tạo, nâng cao chất lượng vật nuôi và cải thiện giống vật nuôi cho Việt Nam.

Nguyễn Tuyền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”