1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Việt Nam: Cánh cửa dầu gạo đang hé mở

(Dân trí) - Thị trường dầu gạo đang phát triển nhanh và mạnh mẽ trên thế giới, nhất là các nước phương Đông, nơi có ngành trồng lúa gạo phát triển như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, tại Việt Nam, dầu gạo chưa được phổ biến rộng rãi, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thấp hơn nhiều so với tiềm năng và lợi thế.

Hội nghị Dầu gạo Quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam từ ngày 23 đến 25/5, quy tụ hơn 200 chuyên gia, đại biểu từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục đã tập trung phân tích các vấn đề phát triển thị trường dầu gạo và công dụng vượt trội của dầu gạo cho sức khỏe.

Dầu gạo mới chỉ khai thác 10% nguyên liệu gạo


Ông Peh Ping Teik – Chủ tịch Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế 2018 (IARBO) đang giới thiệu với Thứ trưởng Bộ Công thương - ông Cao Quốc Hưng về sự phát triển của thị trường dầu gạo thế giới

Ông Peh Ping Teik – Chủ tịch Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế 2018 (IARBO) đang giới thiệu với Thứ trưởng Bộ Công thương - ông Cao Quốc Hưng về sự phát triển của thị trường dầu gạo thế giới

Theo ông Peh Ping Teik – Chủ tịch Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế 2018 (IARBO): Là nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của thế giới, Việt Nam đang là điểm đầu tư lý tưởng của các doanh nghiệp dầu gạo trong hiện tại và tương lai.

Cơ hội của Việt Nam là dân số trẻ, lượng tiêu dùng cao và đặc biệt là tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã tạo dựng thị trường dầu ăn thực vật ngày càng lớn mạnh. Hiện tiêu thụ dầu ăn thực vật ở Việt Nam chủ yếu vẫn nằm trong nhóm dầu cọ, dầu đậu nành, số ít đến từ dầu ăn ô liu, hướng dương, dầu mè...

Dầu gạo ở Việt Nam đang có lượng tiêu thụ tương đối thấp bởi những thách thức như giá bán cao, nhận thức về lợi ích của dầu gạo của người dân còn hạn chế.

Khó khăn lớn nhất cho các nước tham gia vào chuỗi sản xuất dầu gạo thế giới hiện nay chính là công nghệ và chất lượng nguồn nguyên liệu. Để tinh luyện cám gạo thành dầu cần có sự chuyển giao từ các nước phát triển, tuy nhiên các nước giữ bí quyết công nghệ nên Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu dầu gạo lớn tầm cỡ thế giới. Trong nước chỉ mới ghi nhận có doanh nghiệp sản xuất dầu gạo lớn là nhãn hàng Simply, tuy nhiên hiện đa phần sản lượng phục vụ cho xuất khẩu. Ở trong nước, lượng dầu gạo chỉ được tiêu thụ tại các đô thị lớn.

Bên cạnh đó, do phải trải qua nhiều quá trình sản xuất và tinh luyện, lượng dầu/kg gạo thấp hơn so với dầu/kg dầu đậu nành, dầu hướng dương, cụ thể phải cần đến 200kg lúa gạo mới sản xuất được 1 lít dầu gạo nguyên chất, do đó sản lượng dầu gạo không cao và có giá thành đắt hơn so với các loại dầu khác.

Theo báo cáo, thị trường dầu ăn đang là ngành hàng tiêu dùng lớn thứ 3 ở Việt Nam. Tuy nhiên sản xuất dầu gạo ở Việt Nam hiện ở mức độ thấp, chỉ tận dụng 10% sản lượng nguyên liệu gạo. Nguyên nhân không phải từ công nghệ mà do Việt Nam còn thiếu các loại gạo có chất lượng tốt để chế biến thành dầu gạo.

“Mang chuông đi đánh xứ người”

Theo các chuyên gia thế giới, sản lượng dầu gạo đang phát triển lớn mạnh trên thế giới bởi các quốc gia như Nhật Bản, Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan. Còn Việt Nam, mặc dù là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất nhì thế giới nhưng chưa có ngành sản xuất dầu gạo phát triển tương xứng tiềm năng.

Nguyên nhân chính được chỉ ra là do công nghệ trích ly dầu gạo rất phức tạp, cần chi phí đầu tư rất lớn, hiện Việt Nam chỉ có số ít công ty sở hữu công nghệ này. Ngoài ra, mặc dù Việt Nam có sản lượng lúa gạo cao nhưng chất lượng gạo đủ làm tiêu chuẩn, trích ly dầu gạo vẫn không nhiều. Về thị trường, giá dầu gạo cao nên thiếu cạnh tranh so với các loại dầu phổ biến khác.


Một cuộc thảo luận bàn tròn tại hội thảo do Jenifer Phạm điều phối

Một cuộc thảo luận bàn tròn tại hội thảo do Jenifer Phạm điều phối

Ông Trần Anh Dũng, đại diện công ty Dầu thực vật Cái Lân (người cầm mic - ảnh trên) cho hay: Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhưng nhận thức của người tiêu dùng về dầu gạo chưa cao. Thứ 2 dầu gạo là sản phẩm cao cấp, có giá bán cao hơn các loại dầu phổ biến trên thị trường nên cũng là rào cản cho người tiêu dùng khi muốn dùng thử, rào cản để công ty tham gia sâu rộng hơn vào thị trường trong nước.

Mặc dù có nhiều ích lợi, và các quốc gia phát triển trên thế giới đã chế biến dầu gạo thành các sản phẩm thượng hạng trong nhiều ngành hàng từ chăm sóc sắc đẹp đến y tế - thực phẩm, thì ở Việt Nam, dầu gạo việc ứng dụng dầu gạo vào các dòng sản phẩm khác vẫn còn hạn chế, chỉ mới được sử dụng chủ yếu trong nấu ăn.

Theo ông Dũng, hiện dầu gạo của Việt Nam có chất lượng….. đã được xuất khẩu đi Hồng Kông, Úc và New Zealand và đã nhận được sự quan tâm rất lớn của đại chúng với sản phẩm được tin tưởng. Trong kế hoạch sắp tới, để chinh phục thị trường và người tiêu dùng Việt Nam, cần quảng bá giá trị của dầu gạo đối với sức khoẻ, đồng thời tăng quy mô, đổi mới công nghệ, lựa chọn nguyên liệu có phẩm cấp tốt để giảm giá thành.

Lê Tuyền