"Việt Nam cần cải cách các DNNN, làm bàn đạp phát triển"

(Dân trí) - Theo WB, cải cách DNNN là bàn đạp để phát triển các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam cần nâng cao minh bạch thông qua công khai thông tin thường kỳ với độ tin cậy cao, chấm dứt ưu đãi vốn và đất đai, và nên áp ngân sách cứng lên các DNNN.

“Không quốc gia nào phát triển nếu chỉ ỷ vào FDI”

Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam 2014 (VDPF), bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhìn nhận, là một nước thu nhập trung bình, trong vòng 5 năm tới, tại Việt Nam sẽ diễn ra đồng thời một số tiến trình quan trọng – xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2016-2020), chuẩn bị văn kiện đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm 2016. Đây là cơ hội ít có để lên kế hoạch cho một đợt cải cách thể chế mới nhằm nâng cao năng suất, đẩy mạnh tăng trưởng – những điều mà Việt Nam đang rất cần, và đóng góp vào hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội, xây dựng một xã hội hòa đồng hơn.

Toàn cảnh diễn đàn VDPF sáng 5/12
Toàn cảnh diễn đàn VDPF sáng 5/12

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Thống đốc Bình: Một số ngân hàng bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông lớn

* Đã có đơn thuốc cho sở hữu chéo

* Cảng Sài Gòn được định giá gần 4.000 tỷ đồng

* TS.Nguyễn Đức Kiên: “Không có gì phải hoảng loạn về con số nợ 1,35 triệu tỷ”

* GAS, VNM giảm giá, VN-Index “oằn mình” tăng điểm

* Tín dụng “chảy” vào đất động sản”: Có đáng lo?

Bà Kwakwa cho rằng, nếu các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách có thể tận dụng được cơ hội này, thì đó sẽ là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam thành công với tư cách là một nước thu nhập trung bình và giúp Việt Nam nhanh chóng đặt nền móng thực hiện hoàn bão trở thành một nền kinh tế thu nhập cao.

Cũng theo nhận định của đại diện WB, tuy tình hình kinh tê vĩ mô đã ổn định trong 3 năm qua nhưng kết quả vẫn còn chưa chắc chắn và Việt Nam cần tiếp tục củng cố sự ổn định vĩ mô dài hạn. 

Theo đó, các chính sách và quy trình lập, duyệt kế hoạch hóa tài khóa và thực hiện chính sách tiền tệ và tỉ giá cũng phải vận động theo hướng minh bạch và nguyên tắc thị trường hơn. Cụ thể, theo WB, Việt Nam cần xem xét và cân nhắc tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước theo hướng một ngân hàng Trung ương hiện đại. Đây là những vấn đề quan trọng trong lịch trình tăng cường năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa nền kinh tế.

Trong những năm vừa qua, một số doanh nghiệp đã phải đóng cửa, số còn lại chủ yếu nằm trong khu vực phi chính thức, quy mô rất nhỏ hoặc nhỏ và vừa. Trên thực tế của VCCI, quy mô trung bình của doanh nghiệp đã thu hẹp lại trong vài năm gần đây. Các doanh nghiệp trong nước đã không tận dụng được tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp nước ngoài. Sự tham gia của họ vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng manh mún và hạn chế. Bà Kwakwa cảnh báo rằng, “không có quốc gia nào có thể phát triển nếu dựa hoàn toàn hoặc ỷ lại vào khu vực doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách của Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, một khu vực năng động, là đúng hướng và đúng lúc”.

Các bên cần hướng đến hành động thay vì bàn và nói “suông”

Bà Kwakwa chỉ ra rằng, cải cách DNNN tiếp tục là vấn đề quan trọng và đây sẽ là bàn đạp để phát triển các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cải cách DNNN cần theo hướng giảm tập trung vào con số doanh nghiệp cổ phần hóa, và thay vào đó cần chú ý đến chất lượng cổ phần hóa. Trước hết, cần nâng tỉ lệ sở hữu tư nhân trong DNNN để tăng mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư, và tăng cường cải tiến quản trị doanh nghiệp. 

Đồng thời, cần nâng cao minh bạch thông qua công khai thông tin thường kỳ với độ tin cậy cao, chấm dứt ưu đãi vốn và đất dai, và nên áp ngân sách cứng lên các DNNN. Đó chính là nhân tố quan trọng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tư tư nhân, kể cả doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển. Theo lãnh đạo WB Việt Nam, Quyết định 61 về minh bạch hóa thông tin DNNN năm 2013 và Luật đầu tư và sử dụng vốn nhà nước trong sản xuất kinh doanh đã đi đúng hướng khi giải quyết các vấn đề này, nhưng vấn đề còn lại ở đây là khâu thực hiện.

Về giải quyết nợ xấu, bà Kwakwa cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần một kế hoạch rõ ràng về vấn đề này trong quá trình thực hiện cải cách ngành ngân hàng. Các nỗ lực gần đây nhằm tăng cường khung pháp lý cho hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dung (VAMC) mặc dù quan trọng nhưng vẫn còn phải trả lời câu hỏi cơ bản hơn là lấy vốn ở đâu ra để giải quyết nợ xấu? Nếu không có giải pháp đáng tin cậy thì các ngân hàng sẽ ngần ngại khi cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.

Việt Nam nêu rõ thực hiện cải cách thể chế là để chuyển dịch sang kinh tế thị trường. Việt Nam đã chọn cách đi thận trọng và chậm hơn các nền kinh tế kế hoạch trước đây. Tuy phương án tiến nhanh một cách vội vã và đôi khi cân nhắc chưa đủ kín kẽ có rủi ro của nó, nhưng theo bà Kwaka, nếu đi chậm cũng có rủi ro riêng, nhất là nguy cơ tạo ra những nhóm lợi ích cản trở Đổi mới. Do vậy, Việt Nam cần phác ra đường đi riêng của mình, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng hơn thiệt của từng cách tiếp cận.

Tại diễn đàn VDPF, trước Chính phủ và các đối tác phát triển của Việt Nam, Giám đốc WB Việt Nam cho rằng, trước hết, phải tạo điều kiện để tối thoại thực chất hơn, thứ hai là chú ý bao quát hơn đến mọi đối tượng, cụ thể là danh một vị trí cho kinh tế tư nhân trong nước trong bàn đối thoại, và thứ ba là phải làm cho cuộc đối thoại hướng đến hành động hơn nữa, thay vì chỉ là nói và bàn “suông”!

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”