Việt Nam bắt đầu "mở cửa" với thực phẩm biến đổi gen

(Dân trí) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNN) vừa chính thức phê duyệt 4 sự kiện (giống) ngô biến đổi gen đầu tiên đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tổng GDP miền Trung chỉ chiếm 14% GDP cả nước
* "Bê bết" Eximbank: Tăng trưởng tín dụng âm, nợ xấu bùng phát mạnh
*
Sự thật về giám đốc cầm đầu băng xã hội đen
* Thêm “đại gia” xin vay tiền sắm 220 tàu vỏ thép, 3 máy bay trực thăng

Các giống ngô BĐG được phê duyệt lần này bao gồm các giống Bt 11 và MIR162 của công ty TNHH Syngenta Việt Nam và các giống MON 89034 và NK603 của công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Trong số này, giống ngô MON 89034 và MIR162 có khả năng kháng sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera), giống Bt 11 có khả năng kháng sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) đặc biệt với sâu đục thân ngô, còn giống NK603 có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate.

Bộ cũng đã ban hành Giấy xác nhận phê duyệt cho 4 giống ngô biến đổi gen (BĐG) này sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi biến đổi gen theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT.

Cấp phép 4 giống ngô biến đổi gen làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Ảnh: V.D)
Cấp phép 4 giống ngô biến đổi gen làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Ảnh: V.D)

Đây là 4 sự kiện BĐG đầu tiên được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và được chứng nhận không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi tại Việt Nam.

Quyết định phê duyệt các sự kiện BĐG lần này được coi là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020, trong đó chủ trương ứng dụng khoa học công nghệ nhằm được xem là một điều kiện kiên quyết giúp hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tạo cơ hội cho nông dân sớm tiếp cận với các tiến bộ khoa hoc hàng đầu thế giới.

Đặc biệt trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững hiện nay, việc ứng dụng cây trồng BĐG được coi là một giải pháp cần thiết giúp tăng năng suất và thu nhập cho nông dân, cải thiện chất lượng hạt thương phẩm, đồng thời giảm thiểu các tác hại từ canh tác nông nghiệp lên môi trường.

Việc phê duyệt các sự kiện ngô BĐG lần này cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nhập siêu ngô tăng liên tục trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này và có thể thực sự tiếp cận với tiến bộ khoa học nông nghiệp, nông dân còn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Nguyên An
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước