1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

USD sẽ tăng giá trở lại?

Có một xu hướng gần như có tính quy luật giữa giá vàng và giá USD: khi giá vàng tăng cao thì giá USD tăng thấp, khi giá vàng tăng thấp thì giá USD tăng cao và ngược lại.

Xu hướng diễn biến giá cả của hai loại "hàng" đặc biệt này trong mấy năm qua có thể chứng minh cho nhận định này (trừ năm 1995 cả vàng và USD đều giảm).

USD sẽ tăng giá trở lại? - 1

 

 

 

 

 

 

Nhìn vào biểu đồ tính từ 1993 đến 2004, chúng ta có thể thấy rõ 3 giai đoạn: Một: từ năm 1993 đến năm 1996, giá vàng tăng cao hơn giá USD. Hai: từ năm 1997 đến năm 2000, giá vàng giảm hoặc tăng thấp hơn giá USD. Ba: từ năm 2001 đến năm 2004, giá vàng tăng cao hơn giá USD. Đáng lưu ý là thời gian của mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 4 năm.

Phải chăng "chu kỳ" trên sẽ lại diễn ra từ năm 2005: giá USD tăng và giá vàng giảm?

Cơ sở của các dự đoán này được các chuyên gia đưa ra bao gồm một số điểm sau (từ diễn biến thực tế đến các yếu tố tác động):

Thứ nhất, mặc dù giá vàng tháng 2/2005 tăng 2% so với tháng 1, nhưng lúc tăng, lúc giảm và tính chung 3 tháng (tức tháng 3/2005 so với tháng 12/2004) đã giảm 1,9%. Xu hướng diễn biến trong thời gian tới theo dự đoán của các chuyên gia là sẽ giảm xuống; mặc dù diễn biến có thể theo hình "răng cưa", tức lúc giảm, lúc tăng nhẹ, nhưng là "cưa" để chúc xuống nên xu hướng chung vẫn là giảm.

 

Giá USD 3 tháng qua tuy chỉ tăng 0,1%, nhưng cũng là tăng so với sự giảm xuống của giá vàng.

 

Thứ hai, sau khi thực hiện chính sách "hy sinh mục tiêu lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng" bằng việc liên tục 12 lần trong hơn 1 năm cắt giảm lãi suất từ mức 6,7% xuống mức đáy 1%, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng lạm phát cũng xuất hiện.

 

Từ tháng 7/2004, Mỹ cũng đã 7 lần liên tục nâng lãi suất từ 1% lên 2,75%. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia lãi suất của Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng lên và khả năng đến cuối năm sẽ vượt qua mức 4%, thậm chí có thể đến 5%.

 

Thứ ba, đứng trước sự tăng lên của lãi suất Mỹ, các ngân hàng thương mại Việt Nam gần như cũng tăng lãi suất huy động bằng USD, vấn đề chỉ là tăng ngay hay tăng chậm hơn một số ngày sau đó, thậm chí có ngân hàng có lúc còn tăng trước.

 

Nếu trước đây, lãi suất huy động VND thường cao gấp đôi, gấp ba lãi suất huy động USD thì lãi suất huy động USD gần đây tăng nhanh hơn và chênh lệch với lãi suất huy động VND ngày một ít đi. Tỷ giá VND/USD từ vài chục ngày nay cũng đã tăng lên, hiện đã vượt qua mức 15.820 VND/USD.

 

Khi lãi suất USD tăng lên, cộng với tỷ giá VND/USD tăng thì sẽ có tình trạng chuyển đổi tiết kiệm từ VND sang USD, chuyển đổi sang giữ USD càng làm cho nhu cầu USD tăng và giá USD sẽ tăng lên theo.

 

Thứ tư, tính chung từ năm 1993 đến cuối tháng 3/2005, giá vàng đã tăng tới 25,9% trong khi giá USD mới tăng 8,4%. USD có thể đã đến lúc tăng để đuổi dần cho kịp với giá vàng.

Tuy nhiên, giá USD sẽ không tăng đột biến, bởi nguồn cung USD từ kim ngạch xuất khẩu từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải ngân ODA, lượng kiều hối, tiền do lao động làm việc ở nước ngoài gửi về (theo ước tính, hiện có 400.000 người Việt Nam đang lao động ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ) năm 2004 khoảng 1,5 tỷ USD, tuy thấp xa so với mức 8,5 tỷ USD của Philippin nhưng đó là nguồn ngoại tệ không nhỏ, còn lớn hơn cả nguồn vốn ODA giải ngân trong cả năm vừa qua.

Dương Ngọc

Theo VnEconomy

Dòng sự kiện: Tăng giá thị trường

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm