Ứng dụng gọi xe Be “nói được làm được” để chuẩn hóa nghề “tài xế công nghệ”

(Dân trí) - Để ‘tài xế công nghệ’ được bảo đảm đầy đủ về quyền lợi, cũng như ý thức hơn về trách nhiệm của người cầm lái đối với khách hàng trong mỗi chuyến đi,“be” đã tiên phong đồng hành cùng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội kiến tạo những chuẩn mực đầu tiên cho các bác tài.

Chưa đầy một năm trước, ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc BE GROUP ra mắt ứng dụng gọi xe thuần Việt “be” với phương châm “lấy tài xế làm gốc”. Ít tháng sau, ông cam kết sẽ nỗ lực để xã hội công nhận tài xế công nghệ là một nghề “chuyên nghiệp và chính thức” để cả tài xế, khách hàng và cả xã hội đều có lợi. Phát ngôn này khác biệt so với các ứng dụng gọi xe hiện nay trên thị trường, bởi ngoài ông Hải, thì chưa ai muốn đi và dám đi con đường này.

Quyết tâm định danh nghề ‘tài xế công nghệ’ của “be”

Chuyên nghiệp là điều người dùng gọi xe thời 4.0 mong chờ nhất khi trải nghiệm sản phẩm mới của ngành dịch vụ. Một cuộc thăm dò ý kiến trên VnExpress gần đây chỉ ra rằng, 72% khách hàng mong muốn tài xế công nghệ được đào tạo chuyên nghiệp hơn, để có thể đem lại dịch vụ gọi xe chất lượng tốt nhất.

Theo ông Hải, muốn tài xế công nghệ chuyên nghiệp, cung cấp được dịch vụ tốt cho khách hàng thì bản thân người tài xế phải ổn định được cuộc sống, phải được bảo vệ bởi các khung pháp lý của các cơ quan nhà nước và quan trọng nhất là phải có những khóa học đào tạo bài bản đầy đủ kỹ năng cứng và mềm, lý thuyết và thực hành. Hiện nay, cả nước đang có đến 380 cơ sở sát hạch và đào tạo lái xe cơ giới, song chưa có đơn vị nào đứng ra đào tạo kiến thức và kỹ năng dịch vụ cho các tài xế công nghệ. Các ứng dụng gọi xe 4.0 trên thị trường cũng chỉ mới dừng lại ở việc tuyển dụng ồ ạt, cho các đối tác tài xế làm những bài kiểm tra nhanh trên giấy.

Ứng dụng gọi xe Be “nói được làm được” để chuẩn hóa nghề “tài xế công nghệ” - 1
Theo ông Trần Thanh Hải, muốn tài xế công nghệ chuyên nghiệp, cung cấp được dịch vụ tốt cho khách hàng thì bản thân người tài xế phải ổn định được cuộc sống

Về vấn đề tài xế công nghệ, ông Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) cho rằng người lái xe công nghệ không chỉ đơn thuần là có giấy phép lái xe là có thể tham gia vào thị trường này, mà cần đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng tương đối đặc biệt như kiến thức về luật pháp, hiểu về nghĩa vụ và trách nhiệm của các tài xế công nghệ đối với khách hàng, kỹ năng ứng xử, giao tiếp với khách hàng.

Không dừng lại ở đó, tầm nhìn xa hơn của “be” là mong muốn đưa “tài xế công nghệ” chính thức trở thành nghề số 24, viết lên trang mới trong Luật Lao động 2012. Điều đó đồng nghĩa với việc các bác tài sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi an sinh xã hội, bảo hiểm, hưu trí… công bằng và bình đẳng như mọi lao động khác. Người giúp việc gia đình, lái xe taxi truyền thống, dân công sở… hiện nay đều được luật bảo vệ, nhưng tài xế công nghệ thì chưa hề có một văn bản chính quy nào định danh.

Hồi tháng 8/2019, be đã phối hợp với ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) thực hiện khảo sát trên 1.000 tài xế công nghệ tại 7 tỉnh thành. Kết quả cho thấy, 1/3 các bác tài cũng mong muốn tài xế công nghệ được công nhận là một nghề chính thức để nhận lại sự tôn trọng từ người dùng và xã hội.

Lộ trình tiên phong chuẩn hóa nghề ‘tài xế công nghệ’ của “be”

Đi con đường chưa ai đi, be từng gây hoài nghi với những hướng đi khác biệt trên thị trường. Song những động thái gần đây ngày càng cho thấy rõ tâm huyết “nói đi đôi với làm” của ứng dụng gọi xe màu vàng.

Mới đây nhất, be đã phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) chính thức khởi động cuộc thi Tay Lái Vàng cho các tài xế công nghệ. Các bác tài beBike (xe 2 bánh) và beCar (xe 4 bánh) sẽ được đào tạo trong khóa huấn luyện Tài xế công nghệ chuyên nghiệp đầu tiên trên toàn quốc như kỹ năng lái xe đúng luật và an toàn, kỹ năng xử lý tình huống giao thông, kỹ năng kiểm soát căng thẳng, dịch vụ khách hàng… Giảng viên của khóa học là những giảng viên uy tín, giàu kinh nghiệm từ trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội và Học viện Quản lý Giáo dục.

Ứng dụng gọi xe Be “nói được làm được” để chuẩn hóa nghề “tài xế công nghệ” - 2

Các tài xế công nghệ của “be” học tập bài bản, nghiêm túc, trải nghiệm thảo luận nhóm, thuyết trình

Lần đầu tiên, các tài xế công nghệ được giảng dạy các nội dung xử lý các tình huống giao thông đường bộ nâng cao, kỳ năng dịch vụ khách hàng và kỹ năng kiểm soát tâm lý. Các tài xế hoàn thành sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện “Tài xế Công nghệ Chuyên nghiệp”. Với chứng nhận này, họ có thể tự tin hành nghề, xóa bỏ dần rào cản tâm lý lái xe ứng dụng mà nhiều người nhìn nhận về công việc này.

Chúng tôi đánh giá cao ứng dụng gọi xe “be” đã đi tiên phong trong việc tăng cường kỹ năng phục vụ khách hàng và kiến thức luật giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho cả hành khách lẫn tài xế” – Ông Lê Văn Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề phát biểu mở đầu tại khóa huấn luyện tài xế công nghệ chuyên nghiệp.

Ứng dụng gọi xe Be “nói được làm được” để chuẩn hóa nghề “tài xế công nghệ” - 3
Đại diện Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) gửi gắm kỳ vọng tại khóa huấn luyện

Với hàng loạt các hành động thiết thực, có thể nói “be” là doanh nghiệp tiên phong giới thiệu một chuẩn mực hoàn toàn mới về chế độ đối xử công bằng hơn cho các tài xế. Dựa trên mô hình của “be”, các nhà chức trách khi thấy rõ hiệu quả và lợi ích cho người lao động, sẽ có cơ sở thực tế để cụ thể hóa lại bằng luật và áp dụng cho các doanh nghiệp gọi xe khác trên thị trường.

Trước đó, “be” cũng là ứng dụng gọi xe đầu tiên ở Việt Nam cung cấp các gói bảo hiểm và thăm khám sức khỏe định kỳ cho tài xế. Các tài xế đạt đủ điều kiện sẽ được hưởng 3 gói bảo hiểm trị giá khoảng 350 triệu đồng, bao gồm: Bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện, Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, và Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.