1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

TS Cao Sỹ Kiêm và những nhận định thú vị về kinh tế năm 2015

Nguyên Thống đốc NHNN, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh: Năm 2015 nền kinh tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn và nợ xấu vẫn là một nỗi ám ảnh. Cần phải có những đột phá cải cách về thể chế để nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Ông Cao Sỹ Kiêm nhận xét:
 
Ông Cao Sỹ Kiêm nhận xét:

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Năm 2015 thuận lợi hơn so với 2014, do chúng ta đã qua đáy và kinh tế có hồi phục đi lên. Những bức xúc đã được giải quyết và có chuyển biến căn bản như lãi suất, tỷ giá, giảm thuế, thủ tục hành chính, giá cả thị trường. Về dài hạn, chúng ta đã hướng đến điều hành giá cả theo kinh tế thị trường, tái cơ cấu, sắp xếp lại nền kinh tế và các ngân hàng, cổ phần hóa doanh nghiệp, quy trách nhiệm cá nhân, bước đầu có kết quả, lấy lại được niềm tin.

Đặc biệt, một loạt các luật vừa được ban hành theo Hiến pháp mới chắc chắn sẽ tạo đột phá mới. Năm nay đại hội Đảng các cấp, qua đó các cấp sẽ sắp xếp một đội ngũ cán bộ mới. Đây sẽ là một xung lực, tạo sức bật mới. Chúng ta phải tạo ra được một đội ngũ cán bộ giỏi, đủ tâm đủ tài để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Những kết quả đạt được của năm 2014 với mức tăng trưởng khá hơn, lạm phát được kiềm chế cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.

Tuy nhiên 2015 cũng có những thách thức: Chúng ta tiếp tục hội nhập sâu hơn với thế giới ở mức độ cao hơn nữa, cho nên phải có sự chuẩn bị tiếp ứng mới, nếu không chúng ta sẽ bị thua thiệt nặng ngay trên sân nhà. Định hướng đã rõ nhưng quan trọng là cụ thể hóa cơ chế, chính sách để tạo chuyển biến. Tuy nhiên, điều đáng lo, chúng ta đang ở tình trạng công nghệ thấp, năng suất lao động thấp so với thế giới và khu vực, sức cạnh tranh yếu. Đây là những khó khăn của 2015. Nếu chúng ta vượt qua được thì khả năng khởi sắc, phục hồi cho năm nay sẽ tốt hơn.

Tại kỳ họp vừa qua, các ĐBQH cho rằng, để đất nước phát triển, rất cần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, đặc biệt là chống tham nhũng?
 
Tôi cho rằng chúng ta vẫn phải hoàn thiện pháp luật. Luật có rồi phải thực thi nghiêm. Phải thực hiện minh bạch hơn, số liệu phải chính xác, công khai mới tránh được lợi ích cục bộ chi phối. Tình trạng nền hành chính trì trệ, không minh bạch, cơ chế xin cho còn rơi rớt lại là mảnh đất cho tiêu cực, tham nhũng phát triển. Thí dụ chúng ta làm tốt hơn thanh toán không dùng tiền mặt, tăng thanh toán qua tài khoản thì tham nhũng cũng bớt đi. Cùng với minh bạch cơ chế, chính sách, cần đề cao trách nhiệm cá nhân. Cá nhân phải chịu trách nhiệm và rõ trách nhiệm.

Thời gian vừa qua chúng ta đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, lành mạnh thị trường tài chính, hạ lãi suất và điều này đã tác động tích cực đến nền kinh tế như thế nào?

Lãi suất phụ thuộc vào lạm phát, nếu lạm phát giảm thì lãi suất sẽ được kéo giảm xuống. Nhưng cần phải nhớ nước ta đang trong quá trình phát triển, nên cũng phải giữ tốc độ lạm phát vừa phải để kích thích sản xuất. Phải để nguồn vốn bung ra sản xuất mới có nguồn lực phát triển. Nếu những nước phát triển kìm lạm phát ở mức thấp nhất thì các nước đang phát triển phải giữ mức lạm phát phù hợp.

Lãi suất phải có tác dụng kích thích nguồn vốn đi vào sản xuất, kinh doanh. Đối với nền kinh tế nước ta, giữ lạm phát ở mức 3-4%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 45%, tổng nguồn vốn đầu tư công tăng ở mức hợp lý. Nguồn vốn phải được lưu thông ra thị trường, đầu tư vào sản xuất. Vốn mà nằm im trong ngân hàng hoặc để lãi suất cao quá không cho vay được, nền kinh tế sẽ rất khó khăn.

Các vụ án bầu Kiên, Huyền Như…vừa qua cho thấy kẽ hở của ngân hàng còn khá lớn dẫn đến thất thoát vốn và tăng nợ xấu. Vậy  bài học rút ra là gì, thưa ông?

Khi đưa những vụ án này ra xét xử chúng ta mới thấy có một kẽ hở lớn để cho tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoạt động. Nếu xét xử nghiêm minh sẽ có tác dụng răn đe. Ngay bây giờ, các đơn vị tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp cũng đã tự rút ra cho mình được nhiều bài học. Những anh có ý đồ lừa đảo, làm ăn không minh bạch cũng chùn lại.

Nếu chúng ta làm kiên quyết thì công cuộc tái cấu trúc ngân hàng sẽ có kết quả tốt. Chắc chắn chúng ta vẫn phải tiếp tục làm mạnh vấn đề này. Thị trường tài chính, tiền tệ lành mạnh thì nền kinh tế mới phát triển được. Vừa rồi chúng ta mới chỉ nhằm đến một số vụ việc lớn. Bây giờ phải làm thường xuyên hơn, làm trong sạch tất cả các lĩnh vực khác như đầu tư công, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Một đồng vốn bỏ ra đều phải kiểm soát. Các cấp cũng phải vào cuộc chứ không chỉ là ngân hàng.

Cảm ơn ông! 
 
Theo Nguyễn Tuấn
Tiền Phong
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm