Truy thu 507 tỷ đồng tiền thuế: Bài học lớn từ câu chuyện Metro
Câu chuyện Cty TNHH Metro Cash & Carry VN (Metro VN) trong những ngày qua đang là một đề tài "hot" trên các báo, chuyện Tổng cục Thuế yêu cầu Metro VN điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng đã rõ như ban ngày. Nhưng ở một góc nhìn khác, đây còn là một bài học cho công tác quản lý DN FDI hiện nay ở VN…
Tạo cạnh tranh trong thị trường bán lẻ
Và METRO chính là một trong 6 đối tác FDI của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện Chương trình hợp tác công tư để phát triển bền vững một số lĩnh vực. Có thể kể ra ở đây như, dự án Trạm trung chuyển Cá của Metro tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là điển hình của dự án hợp tác công–tư trong phát triển thủy sản bền vững, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cá tươi chất lượng cao cho thị trường VN và gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
Bài học không chỉ cho DN
Rõ ràng, việc Thanh tra Tổng cục Thuế công bố những số liệu được cho là trốn thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng của Metro là một con số rất lớn, con số này bao gồm điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro Việt Nam khoảng 62 tỷ đồng. Sự thực là Metro đã rơi vào nghi án chuyển giá từ cách đây 6 năm, cùng với một số DN FDI khác, Metro bị coi là đã liên tục khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế...Câu chuyện Metro có thể coi là một điển hình, bởi việc chuyển giá, trốn thuế không chỉ xảy ra ở VN mà ở nhiều nơi trên thế giới, nó vẫn là “bài toán” đau đầu của các nhà quản lý. Rõ ràng, nó không chỉ là một bài học cho các nhà đầu tư khi ra làm ăn ở nước ngoài cần tuân thủ luật pháp của nước sở tại mà còn là kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý của VN trong việc quản lý các DN FDI, những DN được xem là có rất nhiều “kinh nghiệm” lách luật và thủ thuật kinh doanh.
Điểm ngắm sắp tới là các DN trong diện nghi vấn chuyển giá Sai phạm về chuyển giá của Metro VN là đúng vì chuyển giá có nhiều hình thức. Thứ nhất là Metro VN đã chuyển tiền ra nước ngoài bằng dịch vụ như trả lương. Thứ hai là Metro VN đã có hình thức trả phí nhượng quyền thương mại cho phía Cty mẹ ở Đức trong khi theo tìm hiểu, ngay quy định của Đức cũng không cho chuyện Cty mẹ nhượng quyền thương mại cho Cty con. Cty Metro có “Cty mẹ” là Metro Cash & Carry GmbH (tại Đức). Nhưng Cty đầu tư vào VN là Metro ở Hà Lan, có thể hiểu là “Cty con”. Metro ở VN chỉ là “Cty cháu”. Metro VN đã ký hợp đồng với Metro Đức để cung cấp chuyên gia cho mình. Metro VN phải trả lương, thưởng, phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài (khoảng 699 tỉ đồng). Theo quy định, nếu có hợp đồng Metro VN có thể trả lương cho chuyên gia nhưng phải trả trực tiếp cho các chuyên gia, cá nhân đó mà không phải gửi về Đức. Về nhượng quyền thương mại, theo quy định của VN (nghị định 35/2006), chỉ cần các Cty hạch toán độc lập là có thể nhượng quyền thương mại cho nhau mà không hạn chế việc Cty mẹ nhượng quyền thương mại cho Cty con. Nhưng muốn được chấp nhận việc nhượng quyền thương mại, DN phải đăng ký với Bộ Công thương. Trong những năm từ 2006-2009 Metro VN chưa đăng ký. Trong cơ chế thị trường, các DNcó thể vận dụng kẽ hở chính sách để tối đa hóa lợi nhuận.Cho nên chi phí nhượng quyền thương mại, chi phí chuyên gia, lãi vay... đều được Metro VN tính toán để đưa vào hết. Quy định về phí nhượng quyền thương mại hiện có bất cập và Tổng cục Thuế dự kiến đề xuất sửa quy định trên. Không có lý gì Cty mẹ sở hữu 100% vốn của Cty con nhưng vẫn tính phí nhượng quyền thương mại. Tổng Cục thuế đang thu thập tài liệu, kể cả tài liệu nước ngoài, chỉ cần có căn cứ là cơ quan thuế sẽ vào các DN nằm trong diện nghi vấn chuyển giá khác như Cocacola, Keangnam... |