Trung Quốc xiết nông sản: Bẫy giăng, nông dân Việt sụp

Trung Quốc xiết nông sản, đó là bài học đau xót nông dân Việt phải chấp nhận do thói quen làm ăn dễ dãi, tắc trách được nuôi dưỡng quá lâu...

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Muốn thắng trên biển Đông phải vững vàng trên đất liền!

* Có cần lo ngại về bất bình đẳng tại Việt Nam?

* Ngoại trưởng Mỹ 'lên lớp' Trung Quốc ngay tại Bắc Kinh

* Lừa 6 ngân hàng bằng giấy tờ đất giả mạo, bỏ túi hơn 100 tỉ đồng

* Chủ tịch Thế giới Di động muốn mua thêm 200.000 cổ phần ngày chào sàn

Bẫy đã được giăng sẵn

Trước thông tin, chuối, thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang TQ bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức quy định. TQ sẽ tăng cường giám sát các lô hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật.

Đây là thực tế đã và đang diễn ra ở những mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam do thương lái TQ thu mua. Bài học nhãn tiền đã xảy ra là việc đẩy giá, thu mua ồ ạt tôm của Việt Nam năm 2013.

Nhưng tại sao nông dân Việt biết mà vẫn rơi vào bẫy? Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, đây không phải là lần đâu TQ gây khó khăn cho VN. Cách làm của TQ không xuất phát từ một quan điểm, chính sách tốt đẹp là vì an toàn thực phẩm hay vì sức khỏe người tiêu dùng.

 

TQ xiết nông sản, cơ hội cho VN

TQ xiết nông sản, cơ hội cho VN

Bằng chứng là hầu hết các mặt hàng của TQ khi xuất sang VN cũng như các nước khác trên thế giới luôn bị kêu ca về chất lượng, chứa nhiều nhân tố độc hại nhưng TQ không hề có công cụ để ngăn chặn.

Ngay cả Ủy ban châu Âu (EC) đã lên tiếng cảnh báo các loại sản phẩm nhập khẩu như đồ chơi, đồ gia dụng hay quần áo may mặc có chứa nhiều hóa chất độc hại. Trong đó, nhóm hàng xuất xứ từ Hồng Kông và TQ được cho là nguy hiểm nhất.

Việc TQ bất ngờ tăng kiểm soát chất lượng chứng tỏ, TQ chỉ coi đó là một công cụ thương mại để gây khó khăn cho đối tác khi đã bị phụ thuộc vào thị trường của họ chứ không phải vì người tiêu dùng.

Với Việt Nam bài học nhãn tiền đã có khi xảy ra với quả vải Lục Ngạn (Bắc Giang) từ nhiều năm trước. Với chiêu bài đẩy giá, thu mua ồ ạt, khi thấy vải Lục Ngạn xuất tới 90% sang thị trường TQ, TQ đã quay lại yêu cầu thương lái người Việt phải xuất giấy chứng nhận hàng hóa. Tuy nhiên, không phải là giấy chứng nhận thông thường mà là giấy chứng nhận thu mua tận vườn.

Tức là khi muốn bán được vải cho TQ các thương lái VN phải chứng nhận được đó là vải của vườn nào, sau đó TQ cho người sang thu mua tận vườn ở VN.

Hay việc thương lái TQ "chơi xấu" xúi bẩy trộn các thứ bẩn vào chè để làm mất uy tín của chè VN. Nói vậy để thấy, thực chất đây chỉ là cách gây khó dễ cho hàng hóa của Việt Nam chứ không phải kiểm soát vì chất lượng hàng hóa.

"Tôi không nhận thấy động thái của TQ vì người tiêu dùng. Mà đó phải coi là cái bẫy, cái bẫy mua rẻ, mua dễ đã được giăng ra... khi bị phụ thuộc TQ quay lại ép chết nông dân".

Bà Lan cho biết, sau vụ đó vải Bắc Giang đã đi lên, tự tìm được nhiều thị trường mới cho mình.

...và sụp bẫy

Bà Lan đặt giả thiết đây là chính sách thật sự vì an toàn sức khỏe, vì chất lượng hàng hóa thì đó là điều đáng phải hoan nghênh. Nó sẽ là thách thức nhưng lại là cơ hội cho nông sản, hàng hóa VN vực dậy.

"Người sản xuất VN phải thay đổi thói quen làm ẩu, tắc trách, phải có hàng rào kỹ thuật để nâng cao chất lượng, mới mong mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác".

Trên thực tế, do người VN làm ăn quá lâu với thương lái TQ nên đã được nuôi dưỡng thành một thói quen rất xấu là làm ăn không bài bản, tắc trách, dễ dãi trong sản xuất dù người bán nó biết sẽ gây rất nhiều nguy hại cho nền kinh tế.

Chính cái tư duy luôn hướng tới sản xuất hàng rẻ, hàng chất lượng thấp là một cái bẫy đã được TQ giăng sẵn nhưng người Việt không ý thức được. Đó là điều cay đắng, lỗi cũng do chính người VN quá biết hài lòng, không chịu thay đổi, sợ khó, không muốn vươn lên.

TQ biết rõ, có tới 70% người dân VN sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, khi thay đổi chính sách làm ăn cũng có nghĩa đã làm đảo lộn đời sống xã hội, có nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế. Vì vậy, TQ đã dùng đòn đó.

Khi bẫy đã giăng ra, người Việt tự sụp bẫy thì phải biết coi đó là cơ hội để VN thay đổi hẳn tư duy, cách làm như trước đây. Cần phải dựng lên hàng rào chất lượng với nền sản xuất trong nước và ngay cả với hàng hóa TQ.

Điều đau xót và nghịch lý nhất là hoa quả, nông sản của ta bị ách tắc, bị trả về do dư lượng thuốc sâu thì trường trong nước hàng TQ không đảm bảo an toàn lại tràn lan. Vậy mà người dân VN vẫn nhắm mắt chấp nhận, còn cơ quan chức năng không có được phản ứng cần thiết.

Bây giờ là lúc, VN phải chấp nhận đau xót lúc này, chấp nhận TQ không mua thì bỏ để mà làm lại, lmm tốt hơn. Tuy nhiên, làm được như vậy chính những người sản xuất, mua bán cũng phải chấp nhận cái đau này mà cắt bỏ nó đi.

Lòng tham, lười biếng... lãnh hậu quả

Ths Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cũng cho biết, Trung Quốc sẽ dở bài sách quy định điều nọ, hạn chế điều kia, đóng cửa tạm ở thời điểm thu hoạch các loại hoa quả vào thời vụ sẽ ra chính sách vì phải kiểm tra nên chỉ cần 10-15 ngày các mặt hàng rau củ quả, nông sản phải vất đi. "Vì vậy, Việt Nam phải thận trọng".

Ông Sơn nhìn nhận, đây không phải là hiện tượng mới, ông cho biết hàng hóa VN sẽ còn tiếp tục rơi vào tình trạng đắp đống, trả về do chất lượng kém, dư lượng thuốc sau cao... nếu cứ giữ cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ như vậy.

Cũng phải thẳng thắn rằng, TQ làm được như vậy là do người Việt tham lam, sẵn sàng chạy theo lợi nhuận mà đầu độc chính những người dân trong nước.

Đây là bài học từ bao nhiêu năm nay TQ vẫn làm với nhiều nước trên thế giới. Tức là, cởi mở ban đầu rồi sau đó xiết lại. Khi bị phụ thuộc thì không thể rút ra được hoặc rút ra sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề.

"Ở đây có một phần do lòng tham của người Việt, thói quen lười biếng, không muốn thay đổi. Phải xác định rằng, VN làm ăn cẩn thận, nghiêm khắc là vì chính mình không phải vì TQ", ông Sơn nói.

Trong hoàn cảnh hiện tại, nếu VN không thay đổi, cứ tiếp tục làm ăn gian dối khi để mất lòng tin thì không những VN không đứng được trên thị trường của TQ mà sẽ không có được cơ hội để len lỏi vào thị trường thế giới.

Tất nhiên, cùng với đó cơ quan quản lý cũng cần phải có được một chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn. 

Theo Lam Lam
Báo Đất Việt
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”