Trung Quốc chuẩn bị sẵn đường lùi với Nga?
Làm ăn với Nga nhưng Trung Quốc vẫn đưa những thông tin có thể hạ thấp uy tín của Nga. Nước này dường như vẫn chuẩn bị sẵn đường lùi.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Vinalines nhất bảng lỗ của tổng công ty nhà nước * Thêm một công trình không phép trong vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long * Con dấu đang dần ra khỏi đời sống: Vừa mừng, vừa lo * Hơn 4.500 tỷ đồng xây mới Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh |
Theo tờ báo của Trung Quốc, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm 14%, xuống còn 439 tỷ USD, là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Trong khi nợ nước ngoài của Nga đang lên tới đỉnh điểm 732 tỷ USD.
Báo Trung Quốc cho rằng nhân tố đáng lo ngại nhất là tỷ lệ lạm phát cao do đồng rúp liên tục mất giá.
Ngân hàng Trung ương Nga đã đặt mục tiêu giới hạn lạm phát dưới 4,5%, tuy nhiên hiện nay con số này đã tăng gần gấp đôi, lên tới 8,4%.
Từ đầu năm 2014, đồng rúp của Nga đã mất giá gần 30% |
Nhằm kiềm chế tốc độ lạm phát, trong năm nay Ngân hàng Trung ương Nga đã 4 lần nâng mức lãi suất cơ bản, đã điều chỉnh lên đến 9,5% song vẫn không khống chế được lạm phát.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng, thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ giảm đã dẫn tới sự giảm sút trong đầu tư vào các ngành sản xuất.
Ngoài ra, Nga còn đối mặt với tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách rút khỏi thị trường Nga. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến nền kinh tế Nga thiếu vốn trầm trọng và nhà nước phải có chính sách cứng rắn nhằm hạn chế việc rút vốn ồ ạt.
Báo Trung Quốc bình luật tất cả các nhân tố trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào thị trường nói chung và đồng nội tệ của Nga nói riêng.
Tính từ đầu năm nay, đồng rúp đã mất giá 28%, trở thành một trong những đồng tiền mạnh trên thế giới bị mất giá nhiều nhất. Để ngăn chặn tình trạng đồng rúp bị phá giá, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải sử dụng hơn 70 tỷ USD từ quỹ phúc lợi, dẫn đến lượng dự trữ ngoại tệ giảm.
Các chuyên gia Nga đánh giá việc Trung Quốc công bố thông tin này rõ ràng không nhằm mục đích giải trí mà nhằm cảnh báo giới doanh nghiệp Trung Quốc đang có quan hệ làm ăn với Nga.
Trong tương lai, nếu khả năng thanh toán của Nga tiếp tục bị hoài nghi thì Trung Quốc có thể sẽ xem xét lại điều kiện đàm phán các hợp đồng, thậm chí từ chối thực hiện một số nghĩa vụ đã cam kết.
Các nhà kinh tế Nga cũng cho rằng đánh giá của Trung Quốc cần được nghiên cứu nghiêm túc bởi nó mang tính khách quan và khá sát với thực tế. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, trong 9 tháng đầu năm 2014, lượng vốn nước ngoài rút khỏi nền kinh tế Nga tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 85 tỷ USD.
Các nghiên cứu độc lập còn khẳng định con số này còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, lượng vốn rút khỏi khu vực tư nhân riêng trong tháng 10 đã là 25 tỷ USD và tổng 10 tháng là hơn 110 tỷ USD.
|
Trung Quốc đang toan tính gì sau lưng Nga? |
Tuy nhiên, giới chuyên gia Nga cũng chỉ ra rằng đây là một cách Trung Quốc áp dụng nhằm gây áp lực lên Moskva để phục vụ lợi ích trong các cuộc đàm phán sắp tới.
Chính vì vậy, không nên quá kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ giúp đỡ Nga một cách thực tâm và vô tư, bởi giới doanh nghiệp Trung Quốc nổi tiếng là những người thực dụng.
Phía sau những thông tin công khai có vẻ khách quan trên báo chí nhà nước, Trung Quốc không chỉ muốn kiếm thêm lợi ích từ các cuộc đàm phán sắp tới với Nga mà có thể đang dọn sẵn đường lui.