TPHCM:

Trồng hoa sứ, thu nhập nghìn "đô"

(Dân trí) - Không chỉ phục vụ thị trường cây cảnh trong nước, người trồng hoa sứ tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu đưa cây hoa sứ sang thị trường nước ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ vậy không ít nông dân đã “đổi đời” từ nghề này.

Một góc vườn trồng hoa sứ tại huyện Bình Chánh
Một góc vườn trồng hoa sứ tại huyện Bình Chánh

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Đâu là sự thật về rau an toàn?

* Vụ NSƯT Chánh Tín vỡ nợ: Lời thỉnh cầu đã kết thúc có hậu

* Lùm xùm Nga - Mỹ có thể đẩy giá vàng đi xuống

* TPHCM: Vợ chồng buôn ve chai nhặt được “kho báu” trong chiếc loa cũ

Nằm tại khu vực vùng ven thành phố, Câu lạc bộ (CLB) hoa sứ xã Hưng Long (huyện Bình Chánh) đã mạnh dạn đi tiên phong về mô hình trồng cây sứ cảnh để bán ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Với quyết tâm ý chí làm giàu từ cây hoa sứ, người trồng hoa tại đây qua không ít khó khăn để đưa cây hoa sứ trở thành sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế chính cho vùng đất này.

Ông Trương Văn Phượng - Chủ nhiệm CLB Hoa sứ cho biết: “Trong một lần về thăm vườn hoa ở Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), tôi đã được nhiều nghệ nhân chơi hoa kiểng giới thiệu về mô hình trồng cây sứ cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, tôi đã học hỏi kinh nghiệm, sau đó quay trở về xã Hưng Long mạnh dạn đi tiên phong về mô hình trồng cây sứ cảnh. Nhiều hộ dân trong xã và các quận huyện trong thành phố có chung niềm đam mê  nên CLB hoa sứ xã Hưng Long được thành lập vào tháng 8/2008”.

 
Những thành viên trong CLB hoa sứ đang tất bật trên vườn hoa của mình
Những thành viên trong CLB hoa sứ đang tất bật trên vườn hoa của mình

Cũng theo ông Phượng, sau gần 7 năm phát triển, đến nay, CLB hiện nay đã có 43 thành viên tham gia, canh tác trên 3ha đất vườn với hơn 100 giống hoa sứ quý hiếm như: sứ quý ngọc, kachusa, sứ siêu sao, sứ vennus, kim cương, bạch tuyết, zinzay, lasvegas… Ngòai ra ông Phượng cùng đồng nghiệp còn lặn lội đến các vùng trồng hoa sứ trên đất Thái Lan học hỏi và kiếm tìm những giống lan quý về nhân giống. “Sau nhiều lần nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại, thế mạnh của CLB là chính là trồng các loại hoa sứ Thái Lan” – Ông Phượng khẳng định.

“Để lai tạo ra được nhiều giống hoa mới lạ, nhiều màu sắc, người trồng thường cắt và ghép mô từ các loại sứ khác. Kỹ thuật lai tạo cũng đơn giản, nhẹ nhàng, chỉ cần hướng dẫn qua là có thể thực hiện được, khi cắt ghép cây sứ nên chọn mùa nắng, không nên ghép vào tháng mưa nhiều vì trời lạnh, sẽ bị ảnh hưởng xấu ” - Ông Nguyễn Huỳnh Long, thành viên lâu năm trong CLB hoa sứ chia sẻ. 

Từng cây hoa sứ được chăm sóc tỉ mỉ
Từng cây hoa sứ được chăm sóc tỉ mỉ

Hoa sứ của CLB này đã tham gia nhiều cuộc trưng bày triển lãm và có mặt trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, từ TP.HCM, Bình Dương, các tỉnh miền Tây, miền Trung và Hà Nội. Mỗi năm, CLB Hoa sứ xã Hưng Long cung ứng ra thị trường trong nước khoảng 50.000 cây sứ. Giá bán một chậu hoa sứ từ vài trăm nghìn cho đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, cây sứ để càng lâu năm giá trị lại càng cao.

Thu nhập bình quân hằng năm của các thành viên trong CLB trên hai trăm triệu đồng, nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Người nông dân đang thụ phấn cho hoa sứ
Người nông dân đang thụ phấn cho hoa sứ
 
Theo Hội Nông dân huyện Bình Chánh, hoa sứ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, đầu tư ít, có thể lấy ngắn nuôi dài. Để giúp các hộ dân phát triển nghề trồng hoa sứ, hiện nay hội đang phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương được vay vốn, hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng đối với các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó cũng đang tiến hành tổ chức các hình thức sản xuất giúp nông dân liên kết tiêu thụ sản phẩm, từng bước quảng bá thương hiệu sản phẩm và cung cấp sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh về nghề trông hoa sứ giúp nông dân nghèo tại huyện Bình Chánh "đổi đời":

Trung Kiên
Trung Kiên
Trung Kiên
Trung Kiên
 

Trung Kiên

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước