Tội phạm lĩnh vực chứng khoán bị xử lý thế nào?

Mới đây, liên bộ là Tư pháp, Bộ Công an, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 10.2013, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ LHS trong lĩnh vực thuế, tài chính, chứng khoán.

Những hành vi sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán đã được cụ thể hóa để xử lý theo Luật Hình sự.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, liên bộ là Tư pháp, Bộ Công an, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ LHS trong lĩnh vực thuế, tài chính, chứng khoán.

Theo Bộ LHS sửa đổi bổ sung năm 2009, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán đã được đề cập. Điều 181a – Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Điều 181b –Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Điều 181c – Tội thao túng giá chứng khoán.

Tại thông tư liên tịch số 10/2013 hướng dẫn cụ thể việc xử lý hình sự với 3 tội danh trên. Theo đó hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch là người phạm tội công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công bố thông tin không đúng với thông tin trong các hồ sơ về chào bán chứng khoán, đăng ký niêm yết, lưu ký, bù trừ, thanh toán. Còn việc không công bố, hoặc công bố không đầy đủ về chào bán chứng khoán, đăng ký, niêm yết…được xác định là hành vi che giấu sự thật.

Tình tiết tăng nặng hình phạt của điều 181a là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư số tiền từ 1 -3 tỷ đồng, trên 3 tỷ thuộc mức rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được hiểu là hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho mình, cho người khác, tiết lộ thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán trên cơ sở thông tin nội bộ. Thông tin nội bộ là những thông tin liên quan đến tình hình hoạt đọng của công ty đại chứng, hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố, nếu công bố có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng, hoặc quỹ đại chúng.

Đối với tội thao túng chứng khoán bên cạnh việc lấy hậu quả thiệt hại về vật chất để định tội và xác định khung hình phạt thì hành vi phạm tội còn bị xem xét cả hậu quả phi vật chất: Gây ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về thị trường chứng khoán, làm mất niềm tin của nhà đầu tư…

Tình tiết để xác định gây hậu quả nghiêm trọng của tội thao túng giá chứng khoán là hành vi gây thiệt hại cho nhà đầu tư số tiền từ 1 – 3 tỷ đồng, còn từ 3 tỷ đồng trở lên được coi là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Thông tư liên tịch sẽ có hiệu lực từ 15/8/2013.

Theo Lương Kết
Dân Việt