Toàn xe siêu sang: ai nói VN nghèo?

Người Việt đôi lúc hãnh diện khi nói về số lượng xe sang – chỉ số nói lên độ ăn chơi của giới nhà giàu Việt và không quên bình luận thêm “ai bảo VN mình nghèo?

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Xuất khẩu nông sản năm 2015: mục tiêu 32 tỷ USD
* Vòng luẩn quẩn về vốn vay giữa doanh nghiệp - ngân hàng
* Đại gia thủy sản bị bắt để điều tra vụ lừa đảo 170 tỷ đồng
* Xăng dầu giảm giá kỷ lục, thực phẩm vẫn rục rịch tăng
* CEO ngân hàng nào "chăm" xuất hiện trên truyền thông nhất?
* “Chặt chém” 50.000 đồng/xe máy đêm Noel

LTS: Trong bài viết trước, tác giả Trần Văn Tuấn đã nêu những kỳ vọng chuyển biến cho năm 2015 trong cải cách kinh tế. Bài viết dưới đây cảnh báo nguy cơ "giàu thiếu bền vững" ở một bộ phận dân chúng, đồng thời đề xuất hướng đi để xóa khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội.

Ai bảo nghèo?

Việt Nam luôn được đánh giá một trong ít QG thành công đáng tự hào trong cuộc chiến chống lại nghèo đói. Trong hơn 20 năm qua, từ hơn 60% dân chúng sống trong nghèo khó những năm 1990s, ngày nay con số này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 9% (theo tiêu chuẩn QG). Thu nhập bình quần đầu người của chúng ta tính theo sức mua quy đổi (PPP) đã tăng từ 790 năm 1990 lên 5.125 USD trong năm 2014. Như vậy từ một nước kiệt quệ vì chiến tranh, ngày nay thu nhập của người Việt đã bằng khoảng 29% trung bình của thế giới (nguồn WB).

Không ít người Việt đôi lúc hãnh diện khi nói về số lượng xe sang – chỉ số nói lên độ ăn chơi của giới nhà giàu Việt và không quên bình luận thêm “ai bảo VN mình nghèo? Nghèo mà như vậy thì khối người mơ ước!”

Khổ một nỗi, hàng ngày chúng ta quan tâm đọc các tin “nóng” về việc Cường Đô la có bao nhiêu chiếc xe, Hồ Ngọc Hà kiếm được bội tiền trong năm 2014 hay Đại gia Lê Ân vừa kịp lấy thêm một cô vợ mới chứ có mấy ai nạp được vào đầu bao nhiêu giáo viên mầm non thất nghiệp, bao nhiệu hộ dân tỉnh Trà Vinh vỡ nợ vì mất mùa Tôm...

Nếu chúng ta chú ý thêm thông tin mới cập nhật gần đây về phân phối thu nhập của người dân VN và rằng 43% thu nhập của đất nước rơi vào túi nhóm người giàu có – chiếm 20% dân số cả nước (nguồn WB). Cũng theo thống kê trên,nhóm người nghèo nhất – chiếm 10% , chỉ sở hữu 2.9% thu nhập chung thì có lẽ không ai còn ngạc nhiên khi bắt gặp thêm một chiếc Bugatti trên đường phố Sài Gòn. Khi đó, có lẽ nhiều người sẽ quan tâm hơn đến cái Tết của người H’Mông trên Mường Lát, Thanh Hóa hay mất mùa do hạn hán ở Ninh Thuận.

Lạc quan có thể giúp chúng ta thêm động lực tiến lên. Tuy vậy dù lạc quan đến đâu đi nữa thì vẫn không thể thay đổi được thực tế rằng, với hơn 90 triệu người dân, thu nhập của cả nước năm 2014 dù đã rất cố gắng cũng chỉ có thể đạt khoảng 171,4 tỷ USD (nguồn: WB).

Điều này có nghĩa, hơn 9 triệu người nghèo trên cả nước chỉ thu nhập khoảng 5 tỷ USD trong năm nay – tương đương với 550 USD/người/năm so với con số 1.900 USD trung bình của cả nước (chưa quy đổi sức mua). Con số này đồng nghĩa với một thực tế rằng sau gần 3 thập niên đổi mới và được đánh giá cao về thành tích giảm nghèo, tại năm 2014 này VN chúng ta vẫn còn có tới hơn 9 triệu người dân đang sống với mức thu nhập thấp.

Mặc dù chỉ số Bất bình đẳng - GINI của VN năm nay vẫn nằm trong ngưỡng cho phép (thấp hơn 40 điểm) nhưng các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nghèo đói đã bắt đầu lộ ra. Đó là: (i) bất bình đẳng; và (ii) mất cân bằng quyền lực.

Trong thời đại thông tin ngày nay thì “nghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực, thông tin và dịch vụ. Như vậy sự nghèo khó không chỉ đơn thuần là một cá thể mà nó bao gồm các yếu tố kìm hãm cá thể đó không tiếp cận được đến các nguồn lực hoặc không biết và không thể tìm ra các giải pháp cho bản thân để thoát ra khỏi tình trạng hiện có” – người ta gọi là nghèo đa chiều (nguồn tham khảo: “People’s Action in Practice, AtionAid”).

Cuộc sống xa
xỉ của những người giàu Việt Nam
Cuộc sống xa xỉ của những người giàu Việt Nam

Đâu là hướng đi?

Nếu dựa vào khái niệm nêu trên thì hiện nay tỉ lệ hộ nghèo không hẳn chỉ là 9% như trong các báo cáo. Đặc biệt còn một bộ phận rất lớn người dân, đa số họ là nông dân có ít đất canh tác, kỹ năng hạn chế, thiếu các cơ hội việc làm khác nên họ rất chuyên cần làm nông nghiệp với quy mô nhỏ cả về diện tích lẫn vốn đầu tư. Kết quả là họ không bị xếp vào dạng “hộ nghèo” do không hội đủ các tiêu chí của Chính Phủ, nhưng về bản chất họ thực sự là “người nghèo” trong khái niệm nghèo đa chiều và cái nghèo của họ thực sự rất “bền vững” bởi vì về lâu dài vần chưa có giải pháp nào để các cộng đồng này đổi đời.

Còn giới nhà giàu thì sao?

Nếu nhìn vào cấu trúc của kinh tế VN trong những năm qua, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu về may mặc, giày dép, điện tử, máy móc đều có yếu tố đầu tư nước ngoài. Nguồn thu nhập thuần Việt chủ yếu đến từ sx nông nghiệp (giá trị rất thấp), đồ gỗ, khoáng sản và dầu mỏ. Như vậy thu nhập của người giàu Việt vẫn chủ yếu đến từ hai nguồn là xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và vay nợ nước ngoài.

Tài nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt và nợ sẽ phải trả (dự báo VN cần 10% GDP để trả nợ NN trong năm 2014) chính là tiên đề cho “cái sự giàu không bền vững” của người giàu VN vậy.

Vậy đâu là hướng đi cho việc đưa VN thoát ra khỏi tình trạng nghèo bền vững và giàu không bền vững này? Khi mà cái mốc Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, 2015 đang đến rất gần, cùng khẳng định của TTK Ban Ki Moon nhân ngày LHQ 24 tháng 10 năm nay “..Nền kinh tế toàn cầu vẫn còn là một sân chơi không công bằng..” và đặc biệt là thời điểm Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực tại VN, hơn bao giờ hết các Chính sách kinh tế Vĩ mô của Nhà nước cần được xây dựng tập trung giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Một nhà nước Pháp quyền, nơi các chính sách được áp dụng nhất quán cho tất cả mọi tầng lớp để tạo dựng một xã hội ổn định, minh bạch và dựa trên pháp luật. Hạn chế sự lộng hành và tùy tiện của các Chủ thể có trách nhiệm – thành tố quan trọng gây ra tham nhũng, qua đó giải trừ các nguy cơ bất bình đẳng và mất cân bằng quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm và giữa các cộng đồng có thể được xem là một trong những ưu tiên.

Cái nghèo bền vững và giàu không bền vững sẽ có thể được giải quyết khi chúng ta biết gắn kết hàm lượng trí tuệ Việt vào trong các sản phẩm “Made in Vietnam”. Khi đó mối tương quan về giá trị tính trên đơn trọng lượng sẽ có thể làm thay đổi cán cân thanh toán thương mại của VN theo hướng tích cực trong tương lai không xa.

Thành công chỉ đến khi chúng ta được sống trong một xã hội có nhiều giá trị tốt đẹp cùng hướng đi đúng đắn, nơi tôn trọng phẩm giá của mọi người cùng động lực và quyết tâm chung - Tất cả vì một Việt Nam hùng cường và thực sự bứt phá.

Theo Trần Văn Tuấn
Vietnamnet
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”