1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tiêu thụ xe hơi tăng mạnh, song tỷ lệ nội địa hóa vẫn... "đì đẹt"

(Dân trí) - Mặc dù tiêu thụ xe hơi tại Việt Nam đã tăng mạnh qua các năm, nhưng không hẳn các mẫu xe nào cũng có doanh số bán cao. Hiện nay, thị trường xe hơi Việt Nam chỉ có khoảng 9 mẫu xe thuộc các mẫu xe khác nhau có doanh số bán trên 10.000 chiếc/năm, đủ điều kiện sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam.

Các mẫu xe có doanh số bán cao nhất thuộc về Vios, Hyundai i10, Kia Morning, Innova, Mazda 3, Mazda CX5, Hyundai Accent, Honda City hay Kia Cerato...

Doanh số 9 dòng xe trên 10.000 chiếc/năm

Đầu bảng là các mẫu xe Vios của Toyota, năm 2018 các mẫu xe này tiêu thụ ở Việt Nam khoảng 27.100 chiếc, đây là mẫu xe có doanh số cao nhất tại Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Tiêu thụ xe hơi tăng mạnh, song tỷ lệ nội địa hóa vẫn... đì đẹt - 1

Tiêu thụ xe hơi năm 2018 tại Việt Nam ghi nhận mốc mới, nhiều mẫu xe có doanh số cao đảm bảo thắng lợi cho các hãng xe lắp ráp và nội địa hóa

Năm 2017, xe Vios các loại bán ra được hơn 22.260 chiếc, năm 2016 cũng hơn 16.500 chiếc được bán ra. Đây cũng là mẫu xe đem đến doanh số lớn nhất của Toyota tại Việt Nam.

Đứng thứ 2 trong danh sách này là Hyundai i10, theo báo cáo riêng của Thành Công, năm 2018 các mẫu xe hatchback và sedan giá rẻ của i10 bán được hơn 22.000 chiếc.

Mẫu xe bán chạy thứ 3 là Toyota Innova, năm 2018 cả nước tiêu thụ được hơn 14.600 chiếc, tăng hơn 3.200 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng và doanh số tiêu thụ thực tế của Innova luôn đạt mức cao trong khi đây là mẫu xe duy nhất có tỷ lệ nội địa hóa cao tại Việt Nam 37%.

Mẫu xe có doanh số đứng thứ 3 thuộc về Mazda 3, năm 2018 hãng xe lắp ráp của Trường Hải bán ra 13.400 chiếc, trong khi đó 2 năm liên tiếp 2017, mẫu xe này cũng có doanh số bán rất cao hơn 10.600 chiếc, năm 2016 là hơn 12.300 chiếc.

Mẫu Accent của Hyundai do Thành Công lắp ráp năm 2018 bất ngờ có doanh số cao hơn 12.500 chiếc được bán ra. Tuy nhiên, đây cũng là năm duy nhất mà mẫu xe phân khúc B này có doanh số cao đột biến.

Kia Morning là mẫu xe có doanh số bán cao thứ 5 tại Việt Nam, với hơn 11.450 chiếc trong năm 2018, Trước đó, doanh số dòng xe này luôn đứng ở mức cao với 10.300 chiếc (2017) và hơn 14.800 chiếc (2016).

Các mẫu xe Kia Cerato và Mazda CX5 lần lượt có doanh số bán ra đứng thứ 6 và thứ 7 tại Việt Nam khi ghi nhận lượng tiêu thụ năm 2018 đạt trên 10.000 chiếc.

Cụ thể, Kia Cerato đạt hơn 11.600 chiếc và Mazda CX5 là hơn 12.200 chiếc. Tuy nhiên, năm 2017 và 2016, hay mẫu xe này có doanh số thấp dưới 10.000 chiếc. Kia Cerato bán ra năm 2017 đạt hơn 5.600 chiếc, năm 2016 là hơn 6.700 chiếc. Mazda CX5 năm 2017 bán ra đạt hơn 9.000 chiếc, năm 2016 là hơn 8.800 chiếc.

Honda cũng có đại diện duy nhất lọt mẫu xe doanh số trên 10.000 là City, năm 2018 mẫu xe này có doanh số cao trên 10.800 chiếc, vượt hơn 4.000 chiếc so với năm 2017 và hơn 5.000 chiếc so với doanh số năm 2016.

Hai mẫu xe nhập là Ranger của Ford hay CRV của Honda dù nổi đình nổi đám nhưng năm 2018 doanh số chưa đạt 10.000 chiếc.

Cụ thể, các mẫu xe pickup Ford Ranger bán ra được hơn 8.600 chiếc, giảm hơn 6.000 chiếc so với năm 2017, giảm hơn 5.400 chiếc so với năm 2016. Các mẫu CRV của Honda bán ra đạt hơn 8.800 chiếc, tăng hơn 5.300 chiếc so với năm 2017 và gần 4.000 chiếc của năm 2016.

Muôn kiểu kêu khó cho nội địa hóa

Nếu với tốc độ tiêu thụ tăng cao và duy trì liên tục ngưỡng 10.000 chiếc/năm, các mẫu xe này có năng lực tiêu thụ trung bình từ 27 - 30 xe/ngày, thậm chí với trường hợp 20.000/chiếc năm, lượng tiêu thụ là hơn 50 chiếc/ngày. 

Tiêu thụ xe hơi tăng mạnh, song tỷ lệ nội địa hóa vẫn... đì đẹt - 2

Xe hơi Việt vẫn lận đận với bài toán nội địa hóa và lợi nhuận về kinh doanh

Với doanh số bán trên 10.000 chiếc/năm, các hãng xe tại Việt hoàn toàn có thị trường, có thị phần và có lãi để duy trì công suất lắp ráp hoặc đầu tư mở rộng sản lượng xe, tiến hành nội địa hóa xe hơi.

Trong khi đó, với sản lượng xe ở ngưỡng cho phép sản xuất trong nước là 2.000 xe/năm, mỗi ngày một mẫu xe chỉ bán được hơn 5 chiếc ra thị trường, chưa đủ sức hút để doanh nghiệp tăng nội địa hóa.

Theo các chuyên gia về xe, hiện trung bình 1.000 dân Việt Nam mới có hơn 20 chiếc xe hơi. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia.

Theo đó, tổng lượng tiêu thụ xe hơi của Việt Nam năm 2018 ghi nhận con số gần 300.000 xe/năm, mức tăng khá mạnh so với các năm trước. Tuy nhiên, vẫn chưa ăn nhằm gì so với Thái Lan trên 2,1 triệu chiếc và Malaysia là trên 590.000 chiếc xe/năm

Hiện hầu hết các hãng xe tại Việt Nam không công bố tỷ lệ nội địa hóa, thông tin nội địa hóa xe hơi, thông tin sơ lược trên báo chí hiện tỷ lệ nội địa hóa trung bình của các hãng xe lắp ráp tại Việt Nam chỉ từ 15 - 17%, duy nhất mẫu xe Innova có tỷ lệ nội địa hóa cao là 37%.

Thực tế, tỷ lệ nội địa hóa hiện nay không được xem là tiêu chí quan trọng và bắt buộc đối với các hãng xe nên thông số này thường bị các doanh nghiệp phớt lờ, thậm chí nhiều hãng xe tuyên bố xe lắp ráp được nhập khẩu 100% linh kiện từ nước ngoài như trường hợp mẫu SantaFe của Hyundai Thành Công.

Nhiều chuyên gia về xe hơi thừa nhận, thị hiếu "sính ngoại" của người dùng ô tô và xã hội Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp không dám công bố tỷ lệ nội địa hóa xe hơi vì vẫn có nhiều người nghĩ xe nội địa hóa sẽ không đạt chuẩn.

Ông Shim Wonhwan, nguyên Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam từng ca thán về nhiều sản phẩm Samsung sản xuất tại Việt Nam bị một số người nghi ngờ về chất lượng, không mua và tỏ ý bị nội địa hóa. Trong khi đây là sản phẩm tiêu chuẩn toàn cầu, được xuất khẩu ra toàn thế giới với tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Samsung.

Một đặc điểm của thị trường xe hơi Việt là thị trường có tính chất phân mảnh các loại xe, từ xe nhập, đến xe lắp ráp trong nước. Các mẫu xe trong nước không có ưu điểm rõ ràng để khuyến khích người dân ưu tiên, giá xe nội địa vẫn bị coi là đắt đỏ, chất lượng và mẫu mã thường xuyên bị đem ra so sánh với xe nhập.

Trên thị trường, mẫu xe sedan giá rẻ phân khúc B và mẫu hatchback giá rẻ đang có doanh số tốt nhất thị trường. Tuy nhiên, cũng vì thế mà các hãng nhập ồ ạt các mẫu xe giá rẻ khác, điều này khiến các doanh nghiệp trong nước buộc phải chia sẻ thị trường, không mạo hiểm dồn lực để sản xuất lớn một mẫu xe. Trường hợp tương tự cũng đang xảy ra với các dòng xe SUV đô thị, MPV cỡ nhỏ và vừa.

Nguyễn Tuyền

Tiêu thụ xe hơi tăng mạnh, song tỷ lệ nội địa hóa vẫn... đì đẹt - 3

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm