Tiêu chết ở Quảng Sơn là do nhiễm bệnh
Ngày 10/5/2017 ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đăk Nông đã có báo cáo số 814/BC-SNN gửi UBND tỉnh về việc xác minh thông tin vụ “tiêu bị chết sau khi bón phân” và theo đơn kiến nghị của công dân tại khu vực xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong (Đăk Nông). Kết quả kiểm tra, phân tích của đoàn kiểm tra liên ngành cho thấy tiêu bị chết là do bệnh chứ không phải vì phân bón…
Theo báo cáo vụ việc: Trước đó ngày 7/4/2017 một số trang thông tin việc ông La Văn Thành và nhiều hộ dân trồng tiêu ở xã Quảng Sơn huyện Đăk Glong (Đăk Nông) sau khi bón phân hữu cơ HB3 Mai Nở thì xuất hiện tiêu vàng lá, rụng đốt và chết hàng loạt gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ dân. Nghi tiêu chết là do phân bón có vấn đề trong đó có hộ dân ông La Văn Thành thường trú tại Bon N’Tinh, và hộ ông Đinh Văn Độ thường trú tại thôn 3 đã làm đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng.
Ngày 11/4/2017 UBND tỉnh Đăk Lăk đã có công văn số 1818/UBND-NN giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin mà các trang mạng đã phản ánh cũng như khiếu nại của người dân.
Ngày 17/4/2017 Sở NN-PTNT Đăk Nông đã ban hành quyết định số 142/QĐ-SNN thành lập Đoàn kiểm tra xác minh 142 thông tin trên. Ngay sau đó ngày 18/4/2017 Đoàn xác minh 142 đã chủ trì phối hợp với các đơn vị gồm: Chi cục trồng trọt và BVTV, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đăk Glong tiến hành xác minh tại vườn tiêu của ông La Văn Thành, các cá nhân có liên quan đồng thời lấy mẫu đất, phân bón, mẫu tiêu bệnh phẩm để đem đi phân tích, kiểm nghiệm tại các đơn vị uy tín.
Kết quả xác minh tại vườn tiêu ông La Văn Thành cho thấy: Ngày 24/9/2016 ông có mua 1 tấn phân bón Huy Bảo nhãn Mai Nở 5-3-5-50OM trọng lượng 25kg/bao từ đại lý Báu Lan tại xã Quảng Sơn có hạn sử dụng tới 25/8/2018. Khoảng 1 tháng sau ông Thành bón 800kg phân bón cho 1250 trụ tiêu trồng năm 2012 một số trụ trồng 2013 và một diện tích tiêu khác không bón. Sau khi bón khoảng 20 ngày vườn tiêu có biểu hiện vàng lá và chết. Tiến hành xác minh trực tiếp của Đoàn 142 tại vườn cho thấy: Vườn của ông Thành có 1796 trụ tiêu thì có 1436 trụ tiêu bón phân HB3 Mai Nở; sau khi bón phân số trụ tiêu chết là 1261 trụ. Đáng chú ý có 17/360 trụ tiêu không bón phân cũng bị chết và hiện vẫn đang tiếp tục chết.
Đoàn kiểm tra đã chọn 3 trụ tiêu bón phân HB Mai Nở tiến hành kiểm tra, xới gốc nhận thấy với trụ tiêu bị vàng lá thì hệ thống dễ bị thối nhũn hoàn toàn có mùi hôi. Đối với trụ tiêu chết hoàn toàn thì toàn bộ hệ thống rễ bị thối nhũn, có biểu hiện do nấm xâm hại. Đối với trụ tiêu phát triển bình thường thì một số rễ bị thối, có nốt sần, một số rễ phát triển bình thường.
Đoàn kiểm tra cũng tiến hành xác minh hai vườn tiêu bên cạnh nhà ông La Văn Thành là ông Phạm Đức Hưng (thôn 2, Bon NTinh) và bà Nguyễn Thị Huyền (thôn Quảng Hợp). Tại nhà ông Đức Hưng cho biết đầu tháng 5/2016 có mua một số loại phân như Mai Nở, Tiến Nông, Thuốc điều hòa sinh trưởng Rich 10WP Khoa Đăng để bón cho khoảng 800 trụ tiêu (bón theo từng đợt). Đến đầu tháng 8/2016 ông thấy một số trụ tiêu có biểu hiện vàng lá và chết (chết 30 trụ). Qua kiểm tra cho thấy một số trụ tiêu trong vườn có biểu hiện vàng lá, rụng lá thì rễ thối nhũn, những trụ khác thì tiêu phát triển bình thường.
Nguyên liệu được tuyển chọn có chất lượng cao và bảo quản trong nhà kho có mái che tại Phân bón Huy Bảo.
Còn bà Nguyễn Thị Huyền cho biết: Tháng 7/2016 bà có mua 500kg phân bón Mai Nở, NPK VANDA 17-2-3 của Công ty Huy Bảo và chỉ bón khoảng 200kg cho 500 trụ tiêu. Sau khi bón phân bà thấy tiêu bị héo nên đã tưới nước và vườn tiêu phát triển bình thường. Tại thời điểm kiểm tra vườn tiêu nhà bà Huyền có 2 trụ bị chết. Đoàn kiểm tra đã lấy ngẫu nhiên 1 trụ tiêu chết để xới gốc và thấy dễ bị thối nhũn có biểu hiện của nấm xâm hại.
Tại vườn tiêu của ông Đinh Văn Độ - nhân vật được một số trang tin phản ánh là “dùng phân bón thì tiêu lăn ra chết hàng loạt với gần một nửa vườn”.
Tại đây ông Độ cho biết vườn tiêu trồng từ năm 2000. Năm 2015 ông mua 2 tấn phân Mai Nở để bón cho vườn tiêu và tiêu phát triển bình thường. Tháng 5-6/2016 ông mua thêm 2 tấn phân hữu cơ Thiên Sinh, nhãn hiệu Komix để bón liều lượng 1kg phân bón/trụ tiêu. Tháng 8-9/2016 ông mua phân CT Tây Nguyên bón cho cả vườn tiêu và tháng 10/2016 ông nhận thấy cả vườn tiêu có biểu hiện bị chết nhanh.
Ông Độ khẳng định vườn tiêu của ông bị chết không phải do thuốc trừ sâu hay phân bón mà vì bị bệnh. Đoàn xác minh nhận thấy thời điểm kiểm tra tiêu vẫn chết rải rác. Trên cùng một trụ tiêu bị chết có nhiều dây tiêu vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. Ông Độ cũng cho biết thêm: Trước đây Hội nông dân xã có đưa đoàn tới phỏng vấn tình hình vườn tiêu và ông đã trình bày như đã trình bày với đoàn xác minh.
Đoàn kiểm tra đã làm việc với đại diện Công ty TNHH DVTM-SX Huy Bảo (Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) thì được cug cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định như: Giấy phép sản xuất, Thông báo tiếp nhận công bố phân bón phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của Sở NN-PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu; Quyết định công bố hợp quy; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 158634 do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở KH-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp …
Phân bón “đạt vượt” chất lượng, tiêu chết do bệnhTrước thông tin đăng tải và phản ánh của người dân, đoàn xác minh đã tới đại lý phân bón Báu Lan tại Bon Ntinh xã Quảng Sơn lấy mẫu phân bón HB3 Mai Nở 5-3-5-50OM có hạn sử dụng tới 24/8/2018 và ngày sản xuất, hạn sử dụng như ông Thành mua bón vườn tiêu của mình.
Sau đó mẫu phân bón được gửi đi phân tích tại EUROFINS Sắc Ký – Hải Đăng Quận 1 (Trung tâm phân tích uy tín, minh bạch và khách quan) để kiểm định chất lượng. Kết quả phân tích cho thấy, các thành phần công bố trên bao bì đều đạt vượt công bố. Cụ thể: Đạm công bố 5 kết quả cho 12,9 (đạt 258%), Lân công bố 3 kết quả phân tích 4,58 (đạt 152%); Kali công bố 5 phân tích đạt 5,38 (đạt 107,6%), Axit Humic 2,5 kết quả đạt 5,16 (đạt 206,4%); Hữu cơ công bố 23 đạt 57,9 (đạt 251,7%).
Dây chuyền sản xuất Phân bón Huy Bảo gần như được tự động hóa hoàn toàn.
Bên cạnh đó, đoàn xác minh cũng lấy ngẫu nhiên 3 mẫu bệnh phẩm (Mẫu 1: Rễ hồ tiêu phát triển bình thường; Mẫu 2: Rễ hồ tiêu chưa chết hoàn toàn, Mẫu 3: Rễ hồ tiêu chết hoàn toàn ) và lấy 3 mẫu đất tại nơi lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 20/4/2017 Thanh tra Sở NN-PTNT Đăk Nông đã gửi mẫu trên tới Viện Bảo vệ thực vật tại Hà Nội để giám định. Kết quả cho thấy: Mẫu 1 – Rễ có nấm Phytopthora và nấm Rhiroctonia (tác nhân gây bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu); Mẫu đất xuất hiện tuyến trùng mật độ 53 con/100gr đất và có sự xuất hiện nấm Rhiroctonia, nấm Phytopthora tỷ lệ 55%.
Mẫu số 2 kết quả cũng cho thấy có nấm Phytopthora và nấm Rhiroctonia; Mẫu đất xuất hiện tuyến trùng mật độ 88 con/100gr đất và có sự xuất hiện nấm Rhiroctonia, nấm Phytopthora tỷ lệ 75%. Mẫu số 3 cho thấy phần rễ đang thối mục, cây trên vườn đã chết có sự xuất hiện của nấm Phytopthora và nấm Rhiroctonia. Phân tích đất có sự xuất hiện tuyến trùng mật độ 567con/100gr đất và đều có sự xuất hiện nấm Rhiroctonia, nấm Phytopthora tỷ lệ 90%.
Nhờ chất lượng cao giá thành rẻ, cây trồng cho hiệu quả và cải tạo đất, Phân bón Huy Bảo luôn được nông dân tin dùng.
Từ dữ liệu phân tích, chứng minh khoa học, đoàn kiểm tra đã kết luận Phân bón hữu cơ HB3 Mai Nở 5-3-5-50OM của Công ty TNHH TMDVSX Huy Bảo sản xuất đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành. Đoàn kiểm tra cũng kết luận việc tiêu chết trong vườn của ông La Văn Thành và Đinh Văn Độ là do đất có nhiễm nấm nấm Phytopthora và nấm Rhiroctonia tác nhân gây bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu chứ không phải do bón phân xong thì tiêu chết như một số trang thông tin trước đó...
Sau quá trình kiểm tra, xác minh Đoàn kiểm tra cũng khuyến cáo: Để hạn chế lây lan dịch bệnh trên vườn tiêu, cần thu gom tiêu hủy toàn bộ rễ, cành lá các trụ tiêu bị bệnh. Đối với gốc tiêu bệnh cần cuốc lên và xử lý bằng vôi bột và các loại thuốc trừ nấm cho đất sạch sẽ không còn mầm bệnh mới trồng cây mới…
Theo: Đức Chung
Báo Nông nghiệp