Tiền Giang từ chối “gói viện trợ 10 tỉ USD”

Ông Paul Lê Hùng - Việt kiều Mỹ - muốn “viện trợ nhân đạo” cho Việt Nam 10 tỉ USD/năm(!). Một số địa phương và doanh nghiệp đã ký “hợp đồng ghi nhớ” với ông này, nhưng UBND tỉnh Tiền Giang đã thẳng thừng từ chối, vì “không phù hợp”.

Tiền Giang từ chối khoản “viện trợ khủng” của một “tập đoàn nước ngoài”. (ảnh minh họa)
Tiền Giang từ chối khoản “viện trợ khủng” của một “tập đoàn nước ngoài”. (ảnh minh họa)
 
Ngày 24/11, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn gửi Sở GTVT tỉnh này, từ chối khoản “viện trợ khủng” của một “tập đoàn nước ngoài”. Vào tháng 8/2013, nhận được văn bản của Sở GTVT xin đầu tư dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn không tính lãi và không hoàn vốn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Theo đó, ông Lê Văn Đăng - Giám đốc Cty CP đầu tư xây dựng và phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại Tiền Giang) - xin được đầu tư làm 2 con đường này dựa vào nguồn tài trợ của “tập đoàn quỹ tài trợ nhân đạo Diamond Access Inc. và UMG Foundation”, với mức đầu tư cho cả nước là 10 tỉ USD/năm.

 

Riêng Tiền Giang được “tài trợ” 4.200 tỉ đồng không hoàn lại để làm đường. Điều kiện để tiếp nhận vốn của dự án Diamond Access Inc. là Ngân hàng  Nhà nước Việt Nam cung cấp một bảo lãnh có giá trị 10 tỉ USD mà Diamond Access Inc. là người thụ hưởng.

 

“Việc đề nghị đầu tư dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn vay không tính lãi, không hoàn vốn của Cty CP đầu tư xây dựng và phát triển Đồng Tháp Mười không phù hợp với các quy định và tình hình thực tế của địa phương và của Việt Nam. UBND tỉnh không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án bằng nguồn vốn vay trên” – công văn UBND tỉnh Tiền Giang nêu rõ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản viện trợ 10 tỉ USD xuất phát từ ông Paul Lê Hùng - đại diện Châu Á của Tập đoàn Diamond Access Inc

 

Trong thư ngỏ kèm một bộ “hồ sơ”, ông Hùng nói rằng vì mục đích nhân đạo, đã cung cấp nguồn vốn tương tự cho hơn 20 quốc gia trên thế giới và các tiểu bang ở Mỹ. “Hiện tập đoàn này muốn tài trợ trực tiếp vào các dự án an sinh xã hội như giao thông, cảng biển, phi trường, trường học, xóa đói giảm nghèo..., nhằm mục dựng Việt Nam giàu mạnh, tốt đẹp hơn (!?). Nếu được chấp thuận, nguồn vốn này sẽ được chuyển về Việt Nam trong vòng 30 ngày, mỗi năm 10 tỉ USD. Nguồn vốn được đăng ký hợp pháp theo luật quốc tế cũng như Việt Nam, số tiền hiện đang nằm trong tài khoản các ngân hàng lớn trên thế giới như Barclays, HSBC...” – thư ngỏ ký ngày 5/8/2013, do ông Paul Lê Hùng ký, gửi các nơi nêu rõ.

 

Theo ông Paul Lê Hùng, tháng 10/2013, ông đã ký biên bản ghi nhớ với Giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng Trần Anh Việt và  Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Sóc Trăng Mai Phước Hưng để “đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai II và Mạc Đĩnh Chi – Trần Đề”.

 

Tương tự, ông Hùng ký biên bản ghi nhớ với ông Nguyễn Khắc Lâm – Chủ tịch UBND thị xã Sông Công (Thái Nguyên) - để đầu tư hàng loạt công trình an sinh xã hội tại địa phương này như đường giao thông, đường cao tốc, trường học, bệnh viện...  Sau khi “ghi nhớ”, ông Lâm đã giao Cty CP năng lượng sinh học tái tạo công nghệ cao Việt Nam “làm đầu mối tập hợp các nhà tư vấn, tổ chức hội thảo, nghiên cứu đánh giá khả thi các dự án nói trên”.

 

Theo Hữu Danh

 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước