Vụ "viện trợ 10 tỷ USD": Ngỡ ngàng chân tướng "đối tác" thực hiện dự án khủng

(Dân trí) - Liên quan đến vụ viện trợ 10 tỷ USD do ông Paul Lê Hùng xưng là người đại diện của tổ chức Diamond Access Inc tài trợ xây dựng đường sá, công trình công cộng ở Việt Nam, cơ quan chức năng bước đầu xác định có dấu hiệu lừa đảo.

“Đối tác” để thực hiện dự án này thật ra là công ty đã không hoạt động từ lâu và số vốn đăng ký mấy chục tỷ đồng chỉ là vỏ bọc.
 
Mặt tiền công ty Đồng Tháp Mười.
Mặt tiền công ty Đồng Tháp Mười.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Xuất hiện tình trạng ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn huy động

Hơn 350 mã nhuốm đỏ sàn chứng khoán

Lo đối tác ngoại thâu tóm đồng loạt doanh nghiệp Việt Nam

Duy nhất Việt Nam tại APEC chưa có quỹ hưu trí bổ sung

Sàn giao dịch thời địa ốc "đóng băng": "Tái cơ cấu và sự biến tướng"

Ông Lê Văn Đăng, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đồng Tháp Mười (công ty Đồng Tháp Mười) có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng xin thực hiện dự án đường tỉnh 878 và 871 B. Đây được xem là “đối tác” chính để thực hiện dự án khủng mà ông Paul Lê Hùng hứa tài trợ.

“Đối tác” với Paul Lê Hùng là công ty Đồng Tháp Mười được sở kế hoạch đầu tư Tiền Giang cấp phép kinh doanh đa ngành nghề và có vốn lên đến 64 tỷ đồng nhưng thực chất chỉ là vỏ bọc.

Phóng viên đến trụ sở công ty tại khu 4, thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) thì nơi đây chỉ là quán nhậu, phía trong căn nhà ẩm thấp với tấm bảng công ty được treo trong góc. Thậm chí ngay cả tiền thuê nhà chỉ 500 ngàn đồng/tháng công ty cũng không có tiền trả.

Bà Mai Hồng Loan, chủ căn nhà cho biết: “Ông Đăng đến thuê nhà tôi mở công ty từ năm 2006 với giá thuê chỉ 500 ngàn đồng/tháng. Lúc đầu ông ta cũng thanh toán sòng phẳng nhưng hơn 1 năm qua vẫn chưa trả tôi đồng nào. Điện thoại thì ông Đăng năn nỉ chừng nào có công trình làm sẽ trả luôn một lượt”.
 
Bà Loan với hợp đồng cho thuê nhà nhưng chưa nhận được đồng nào.
Bà Loan với hợp đồng cho thuê nhà nhưng chưa nhận được đồng nào.

Theo bà Loan, từ trước đến giờ thuê nhà mở công ty nhưng chẳng thấy có nhân viên nào hết, khoảng vài tháng ông Đăng hay đứa con ông ta có tạt ngang rồi lại tiếp tục bỏ đi.

Mặc dù đặt trụ sở ở địa phương nhiều năm liền nhưng ngay cả ông Lê Minh Hoàng, trưởng khu 4 cũng không hề biết công ty hoạt động như thế nào.

Ông Hoàng cho biết: “Từ ngày công ty thành lập tới nay luôn đóng cửa không thấy có nhân viên nào hết. Mới đầu ông giám đốc nói công ty chuyên xây dựng đường sá nhưng ở địa phương cũng chẳng thấy công ty thực hiện dự án nào. Mỗi lần vận động đóng góp các nguồn quỹ đều phải thông qua bà chủ nhà vì mấy tháng mới gặp được ông ta một lần”.
 
Bên trong và bên ngoài công ty
Bên trong và bên ngoài công ty
Bên trong và bên ngoài công ty

Công ty đăng ký với số vốn khủng nhưng từ năm 2010 tới nay công ty không đóng thuế được đồng nào cho chi cục thuế huyện Tân Phước. Ông Lê Văn Dũng – Đội trưởng đội kiểm tra thuế (Chi cục thuế huyện Tân Phước) cho biết: “Từ năm 2010 đến nay công ty Đồng Tháp Mười không phát sinh nộp thuế nên cơ quan mời ông Đăng lên để giải trình. Ông Đăng giải trình bằng văn bản cho rằng công ty không thực hiện công trình, dự án nào nên không nộp thuế”.

Theo ông Dũng, hiện tại trên danh nghĩa công ty Đồng Tháp Mười vẫn còn nhưng thực chất đã ngưng hoạt động từ lâu và chỉ còn tấm biển hiệu.

Đến công ty, chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Đăng qua số điện thoại di động nhưng gọi nhiều cuộc vẫn không liên lạc được. Ngay cả bà chủ nhà cũng không biết chính xác ông ta đang ở đâu còn số điện thoại bàn trên tấm biển hiệu cũng bị ông ta cắt từ lâu.

Minh Giang

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước