Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng:
“Tiền chôn trong bất động sản vẫn rất lớn”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện tồn kho khoảng 106.000 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thiện. Còn giá trị tồn kho tại các dự án dở dang, dự án đang giải phóng mặt bằng…thì vẫn lớn.
Tốc độ giảm tồn kho bất động sản tuy vẫn chưa đạt như mong muốn song so với hồi đầu năm đã giảm được một tỷ lệ đáng kể.
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ sáng 29/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng, thị trường bất động sản tính đến hết tháng 9/2013.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Dũng, tín hiệu tích cực là tỷ lệ tồn kho bất động sản toàn quốc tiếp tục giảm dù tốc độ giảm vẫn còn chậm. Tuy nhiên, nếu so với những tháng đầu năm thì tình hình thị trường đã khả quan hơn nhiều. Tính đến hết tháng 8/2013, tồn kho bất động sản đã giảm được khoảng hơn 17% so với tháng 3.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phía Nam đang nỗ lực tập trung để giảm giá bán bất động sản, thông qua việc thay đổi cơ cấu, cấu trúc dự án, căn hộ, qua đó giảm được khá nhiều chi phí vật liệu, nhân công…
Người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng khẳng định, với bất động sản, câu chuyện quan trọng nhất hiện nay là khắc phục lệch pha của cung cầu, bởi thị trường vẫn đang thừa sản phẩm cao cấp, nhưng lại thiếu căn hộ trung bình, giá vừa phải.
“Nếu gỡ được vấn đề này sẽ tăng tổng cầu cho nền kinh tế, công ăn việc làm cho người lao động sẽ được cải thiện”, Bộ trưởng nói.
Thông tin về số lượng tồn kho bất động sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện tồn kho khoảng 106.000 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thiện. Còn giá trị tồn kho tại các dự án dở dang, dự án đang giải phóng mặt bằng…thì vẫn lớn.
Theo Bộ trưởng “Tiền chôn trong bất động sản hiện nay vẫn rất lớn”.
Để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ yêu cầu các địa phương phải tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, chủ đầu tư dễ dàng chuyển đổi dự án, từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, giảm giá bán…góp phần đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, xã hội.
“Nếu gói 30.000 tỷ được giải ngân nhanh chóng thì sẽ thêm ít nhất 30.000 tỷ nữa từ xã hội, từ người dân góp vào thị trường bất động sản, góp phần kích thị trường. Để kinh tế tăng trưởng trong năm 2014 thì phải tăng được tổng cầu. Muốn vậy phải tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp, phải giảm bớt các tiêu chí ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân gói hỗ trợ”, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận.
Trước đó, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, giá trị tồn kho bất động sản tính đến hết quý 1/2013 là 128.548 tỷ đồng, tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ chung cư, đất nền, nhà thấp tầng.
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ sáng 29/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng, thị trường bất động sản tính đến hết tháng 9/2013.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Dũng, tín hiệu tích cực là tỷ lệ tồn kho bất động sản toàn quốc tiếp tục giảm dù tốc độ giảm vẫn còn chậm. Tuy nhiên, nếu so với những tháng đầu năm thì tình hình thị trường đã khả quan hơn nhiều. Tính đến hết tháng 8/2013, tồn kho bất động sản đã giảm được khoảng hơn 17% so với tháng 3.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phía Nam đang nỗ lực tập trung để giảm giá bán bất động sản, thông qua việc thay đổi cơ cấu, cấu trúc dự án, căn hộ, qua đó giảm được khá nhiều chi phí vật liệu, nhân công…
Người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng khẳng định, với bất động sản, câu chuyện quan trọng nhất hiện nay là khắc phục lệch pha của cung cầu, bởi thị trường vẫn đang thừa sản phẩm cao cấp, nhưng lại thiếu căn hộ trung bình, giá vừa phải.
“Nếu gỡ được vấn đề này sẽ tăng tổng cầu cho nền kinh tế, công ăn việc làm cho người lao động sẽ được cải thiện”, Bộ trưởng nói.
Thông tin về số lượng tồn kho bất động sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện tồn kho khoảng 106.000 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thiện. Còn giá trị tồn kho tại các dự án dở dang, dự án đang giải phóng mặt bằng…thì vẫn lớn.
Theo Bộ trưởng “Tiền chôn trong bất động sản hiện nay vẫn rất lớn”.
Để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ yêu cầu các địa phương phải tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, chủ đầu tư dễ dàng chuyển đổi dự án, từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, giảm giá bán…góp phần đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, xã hội.
“Nếu gói 30.000 tỷ được giải ngân nhanh chóng thì sẽ thêm ít nhất 30.000 tỷ nữa từ xã hội, từ người dân góp vào thị trường bất động sản, góp phần kích thị trường. Để kinh tế tăng trưởng trong năm 2014 thì phải tăng được tổng cầu. Muốn vậy phải tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp, phải giảm bớt các tiêu chí ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân gói hỗ trợ”, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận.
Trước đó, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, giá trị tồn kho bất động sản tính đến hết quý 1/2013 là 128.548 tỷ đồng, tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ chung cư, đất nền, nhà thấp tầng.
Theo Từ Nguyên
VnEconomy