Thương hiệu điện tử Việt Nam có liều lĩnh khi tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm?

Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những cách thức để doanh nghiệp (DN) có thể đón đầu các trào lưu mới, tạo nên những sản phẩm khác biệt để không bị bỏ lại trước tốc độ thay đổi chóng mặt hiện nay. Nhưng nếu đa dạng hóa sản phẩm mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể khiến thương hiệu thêm nhiều khó khăn, thách thức.

Vận động để thích ứng

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, ngành điện tử Việt Nam vẫn chiếm vị trí hạn chế và doanh nghiệp nội bị cạnh tranh khốc liệt. Thị trường đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam liệu có trụ lại được trên thị trường trước các đối thủ nước ngoài mạnh cả về vốn lẫn kinh nghiệm?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại là đặt doanh nghiệp Việt trong bối cảnh cạnh tranh và vận động phát triển. Mỗi phân khúc thị trường sẽ có những đòi hỏi và thị hiếu nhất định. Các DN lớn không thể nào ăn hết một miếng bánh lớn và ở quy mô nhỏ hơn, vẫn có chỗ đứng dành cho DN Việt. Vấn đề còn lại là DN nội thay vì ngồi than thì phải vận động để thích ứng.

Trong thời gian qua, một thương hiệu điện tử của Việt Nam - công ty Asanzo (nay trở thành tập đoàn) sản xuất dòng TV giá rẻ, chất lượng tốt đã dần có vị trí trong bản đồ hàng điện tử điện lạnh Việt Nam. Giá rẻ, chất lượng tốt do lược bớt tính năng là yếu tố giúp thương hiệu này thu hút khách hàng có thu nhập trung bình và trở thành thương hiệu Việt được tin dùng dù chỉ mới có mặt thị trường chưa đầy 5 năm.


Sản phẩm TV giá rẻ không đối thủ, chất lượng cao mang thương hiệu Asanzo được nhiều đối tượng tin dùng

Sản phẩm TV giá rẻ "không đối thủ", chất lượng cao mang thương hiệu Asanzo được nhiều đối tượng tin dùng

Mục tiêu của hãng là tạo ra những sản phẩm tốt và đẹp trong phân khúc giá rẻ để đáp ứng được phần lớn mức thu nhập của người dân nông thôn và thành thị có thu nhập trung bình. Asanzo hiện đã dẫn đầu trong phân khúc giá rẻ, đặc biệt là dòng sản phẩm TV. Đồng thời, các sản phẩm cũng đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng Việt Nam trên các phương diện về thiết kế, trải nghiệm, chất liệu, công nghệ và giá cả.

Chính nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, khách hàng mục tiêu và phát triển sản phẩm dựa trên việc phân loại đối tượng, nhu cầu đã mang đến cho Asanzo sự thành công ở nhiều phân khúc khác nhau. Sản phẩm tivi mang thương hiệu Việt này đã không chỉ chiếm lĩnh được phân khúc khách hàng là người có thu nhập thấp, khu vực nông thôn và công nhân các khu công nghiệp mà còn đang được chú ý bởi các đối tượng đa dạng khác như nhà hàng, quán café, khách sạn, resort hay thậm chí các nhãn hàng cũng chọn sản phẩm này làm quà bốc thăm trúng thưởng.


Asanzo được người tiêu dùng bình chọn đạt chuẩn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Asanzo được người tiêu dùng bình chọn đạt chuẩn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Với một chiếc TV Asanzo người tiêu dùng chỉ phải trả tiền cho những nhu cầu “thực” của mình mà vẫn tận hưởng giá trị tương đương với các sản phẩm cao cấp khác, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Asanzo cho hay.

Từ đa dạng hóa sản phẩm đến chiến lược dài hơi

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm có thể sẽ giúp hỗ trợ cho chủng loại sản phẩm kinh doanh chính, tìm kiếm các thị trường mới hoặc phân tán bớt rủi ro. Việc đa dạng hóa sản phẩm không có ĐÚNG - SAI, tuy nhiên phải cân nhắc kỹ lưỡng tới yếu tố "chiến lược phù hợp". Đặc biệt, với một công ty điện tử non trẻ, việc đa dạng hóa sản phẩm đòi hỏi nội lực tài chính vững chắc.

Không chỉ mặt hàng TV, hiện công ty này còn tiếp tục tung ra thị trường nội địa nhiều mặt hàng khác từ máy lạnh inventer, máy làm mát không khí đến nồi cơm điện tử (cao tầng), loa di động, lò vi sóng… Gần đây, thị trường cũng xôn xao khi DN này công bố sẽ gia nhập vào thị trường smartphone, vốn là thị trường điện tử cạnh tranh “không khoan nhượng”.

Ông Phạm Văn Tam cho biết, dù mở rộng sản xuất, lắp ráp thêm các mặt hàng mới nhưng vấn đề tiên quyết của công ty vẫn là làm ra các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, công nghệ cao. Trong thời gian tới công ty sẽ đầu tư nhà máy và dây chuyền để lắp ráp và sản xuất TV, máy lạnh, máy lọc nước… theo công nghệ Nhật Bản. Trong khâu sản xuất, công ty đã cân nhắc kỹ để bớt đi những tính năng thừa, không cần thiết, không quan trọng mà chỉ tập trung vào những tính năng chính. Nhờ chiến lược này mà trong những năm qua, doanh nghiệp này đã khá thành công với sản phẩm TV.

Với những gì đang có, ông Phạm Văn Tam khá tự tin vào quyết định và chiến lược mà mình đặt ra. Công ty này đã kí kết hợp tác chiến lược tài chính với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Theo đó, VietinBank sẽ hỗ trợ doanh nghiệp này về mặt tài chính trong các dự án mở rộng sản xuất sắp tới, gồm phát triển sản phẩm và xây dựng nhà máy mới.

Năm 2016, doanh thu của Asanzo đã đạt hơn 2.500 tỷ đồng. Doanh nghiệp này kỳ vọng năm 2017 doanh thu đạt hơn 4.000 tỷ đồng cho tất cả các dòng sản phẩm. Hy vọng với việc xác định đúng phân khúc sản phẩm có thể mang lại sự cạnh tranh, cùng với những nỗ lực, quyết tâm của Asanzo, Việt Nam sẽ có các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt mẫu mã đẹp mà đủ tiêu chuẩn, phục vụ đông đảo người dân.


Asanzo đã có mặt tại 63 tỉnh thành với 6.000 điểm bán hàng

Asanzo đã có mặt tại 63 tỉnh thành với 6.000 điểm bán hàng