1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều địa phương chưa mặn mà vào cuộc

(Dân trí) - Bộ NN-PTNT cho biết, trong lúc ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi vi phạm an toàn thực phẩm, nhất là nguy hại từ thực phẩm bẩn thì nhiều địa phương còn chưa mặn mà vào cuộc dù đã có Thông tư quản lý ATTP theo chuỗi, từ cơ sở sản xuất tới kinh doanh.

Sáng 6/9, tại cuộc họp về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm (ATTP) nông-lâm-thủy sản, Bộ NN-PTNT cho biết, từ năm 2011, Bộ NN-PTNT đã có Thông tư quản lý ATTP theo chuỗi, quản lý từ cơ sở sản xuất tới kinh doanh, nhưng thời gian qua, số địa phương thực hiện vẫn còn đếm trên đầu ngón tay.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (QLCLNLTS) cho biết đến hết 30/8/2013 mới có 19 địa phương gửi báo cáo về cục theo quy định. Trong đó chỉ có 13 địa phương báo cáo kết quả kiểm tra, phân loại, tổ chức tái kiểm tra các cơ sở sản xuất xếp loại C (yếu kém, không đủ tiêu chuẩn) và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, vấn đề sử dụng hóa chất tẩy trắng Tinopal, một loại hóa chất tẩy dùng trong công nghiệp nhưng lại được các cơ sở sản xuất bún dùng để tẩy trắng bún đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều địa phương chưa mặn mà vào cuộc.
Thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều địa phương chưa mặn mà vào cuộc.

c cơ quan chức năng tiến nh kiểm tra cho thấy tình trạng sử dụng Tinopal xuất hiện ở nhiều địa phương.

Theo ông Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP, Bộ Y tế, chỉ riêng mặt hàng bún vẫn chưa rõ trách nhiệm quản lý thuộc về bộ nào. Bởi nguyên liệu bột gạo ướt để làm bún là lúa gạo thuộc trách nhiệm của Bộ NN-PTNT, còn sản phẩm tinh bột lại thuộc về Bộ Công thương nên chưa rõ trách nhiệm thuộc bộ nào quản lý.

Trước sự mập mờ này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ này sẽ nhận trách nhiệm quản lý ATTP từ khâu sản xuất bột ướt để sản xuất bún. Đồng thời, giao Cục Bảo vệ thực vật phụ trách, có công văn chỉ đạo các địa phương kiểm tra làm rõ thực trạng.

Không chỉ có bún bị tẩy trắng bằng hóa chất mà dừa quả cũng bị tẩy trắng “đầu độc” người tiêu dùng. Để làm ra một quả dừa trắng, người bán gọt lớp vỏ cứng để trơ cùi áo và ngâm 5 - 10 phút trong hóa chất.

Được biết, hóa chất dùng ngâm dừa là một loại dung dịch hỗn hợp được pha trộn lên từ axit photphoric và lưu huỳnh. Có tác dụng giữ màu trắng nõn cho lớp cùi của quả dừa bị thâm đen sau khi được gọt mang ra ngoài không khí.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại chưa nói đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước  dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường. Tốt nhất nên chọn dừa còn vỏ xanh, đừng nên mua loại đã cạo sạch vỏ, tẩy trắng.

Thống kê của Cục ATTP cho thấy, tính đến ngày 5/9, toàn quốc đã xảy ra 126 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 3.187 người ngộ độc, trong đó 19 người tử vong.

Gần đây nhất, ny 2/9, tại thôn Giới Tế - Phú Lâm - Tiên Du - Bắc Ninh xảy ra ngộ độc thực phẩm bữa ăn đông người làm 44 người mắc và 27 người phải nhập viện. Cục ATTP đã đề nghị ngành y tế Bắc Ninh tổ chức thực hiện điều tra vụ ngộ độc, nhằm làm rõ nguyên nhân và công khai kết luận điu tra.

Anh Thế

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm