Thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng online là cách để không lo thất nghiệp!

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thay vì "thắt lưng buộc bụng" chống dịch, người dân có thể chủ động tìm kênh mua sắm tiết kiệm, giúp nền kinh tế sớm chuyển sang thời kỳ "bình thường mới", mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho mọi người

Đại dịch Covid-19 khiến mọi mặt trong đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt làm suy thoái nền kinh tế, nhiều người mất việc làm. Số đông người tiêu dùng sẽ tái ưu tiên những gì họ có thể mua, giới hạn ở mức chỉ mua thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc thúc đẩy tiêu dùng trong đại dịch lại là một trong những giải pháp giúp vực dậy nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng online là cách để không lo thất nghiệp! - 1

Leflair được chào đón với hơn 1.5K lượt like và hàng trăm comments ngay từ tuần đầu trở lại!

Theo ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, tác động của đợt bùng dịch này nghiêm trọng hơn giai đoạn giãn cách xã hội cả nước trong 3 tuần hồi tháng 4/2020. Tiêu dùng cá nhân trong nước ảnh hưởng nặng nề khi khả năng đi lại của người dân nói chung bị hạn chế tới mức trung bình 60% so với trước đại dịch. Điều này đồng nghĩa với mức sụt giảm 40% của ngành bán lẻ so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, các nhà chức trách đã bắt đầu thảo luận về việc từng bước mở cửa lại nền kinh tế và theo dự báo của HSBC, quá trình này sẽ được đẩy nhanh dần từ tháng 10 trở đi. Viễn cảnh kinh tế đến cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả triển khai tiêm vắc xin cho người dân kết hợp mở cửa lại nền kinh tế đúng thời điểm.

"Chúng tôi tin tưởng rằng hoạt động tiêu dùng sẽ khôi phục rất mạnh mẽ ngay khi đợt bùng dịch này dần lắng xuống," ông Evans nói thêm. "Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, các khó khăn của chuỗi cung ứng sẽ sớm được giải quyết, đơn hàng sẽ lại đổ về và dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng phục hồi trong bối cảnh chính phủ ổn định với các chính sách nhất quán".

Về cơ bản, sức chi tiêu của người tiêu dùng là thước đo sức khỏe của nền kinh tế. Thúc đẩy mua sắm hướng đến cuộc sống "bình thường mới" cũng là một cách để giúp nền kinh tế sớm mở cửa. Đánh giá này cũng được ghi nhận trong phỏng vấn nhanh dưới đây với bà Ngô Thị Châm, đại diện của Sopa (Mỹ) tại Việt Nam, kiêm Giám đốc Điều hành nền tảng mua sắm Leflair:

Thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng online là cách để không lo thất nghiệp! - 2
Bà Ngô Thị Châm, đại diện của Sopa (Mỹ) tại Việt Nam, kiêm Giám đốc Điều hành nền tảng mua sắm Leflair.

Nền tảng mua sắm www.Leflair.com vừa thông báo chính thức triển khai nhận giao dịch trong những tuần đầu tháng 9 này. Vì sao Leflair lại chọn "kích cầu mua sắm ngay trong thời điểm khó khăn này?

Trong đợt dịch lần thứ tư, lệnh giãn cách đã khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa và người dân hạn chế ra khỏi nhà nên cơ hội hoàn toàn có thể thuộc về các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Leflair đã quyết tâm quay trở lại thị trường trong quý III năm nay ngay trong mùa dịch với mong muốn phục vụ nhu cầu của người dân cũng như góp phần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường tiêu dùng và nền kinh tế. Mua sắm thông qua www.Leflair.com cũng giúp người tiêu dùng có thể hạn chế di chuyển, mua sắm an toàn và tiết kiệm hơn với hàng loạt chương trình Flash Sale vào mỗi 8:00 sáng hàng ngày.

Thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng online là cách để không lo thất nghiệp! - 3
Leflair tung nhiều chương trình Flash Sale vào 8:00 sáng mỗi ngày.

Hoạt động trở lại, ngành hàng nào hiện đang là ưu thế doanh thu của Leflair?

Leflair vốn được biết đến như địa điểm mua hàng hiệu của các tín đồ thời trang. Trong đợt ra mắt trở lại này, tổng kết nhanh cho thấy, Leflair vẫn giữ thế mạnh ở các ngành hàng chính này, trong đó, có hơn 70% đơn hàng thuộc về 2 ngành hàng Beauty và Fashion. Tuy nhiên, cũng có thể thấy sự tiềm năng của ngành Home, đặc biệt là đối với giai đoạn hiện tại khi người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn. Các sản phẩm như Chăn ga gối nệm đang được tìm kiếm khá phổ biến, ngay sau 2 ngành chính là Beauty và Fashion.

Trong xu thế "thắt lưng buộc bụng" chống dịch, vì sao Leflair lại tự tin triển khai bán hàng vào thời điểm khó khăn này?

Chúng tôi tin tưởng, đầu tư trong thời kỳ đại dịch, khủng hoảng kinh tế tuy có nhiều rủi ro những cũng có nhiều cơ hội tiềm năng. Nền tảng số, kinh nghiệm vận hành logistic, thanh toán trực tuyến, cũng sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh trong thời kỳ này.

Đồng thời, các chương trình kích cầu thúc đẩy các mặt hàng tiêu dùng khác có thể là giải pháp đưa việc sản xuất của các ngành hàng quay trở lại, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm gánh nặng lên các gói an sinh quốc gia. Đơn cử, chỉ tính riêng tại Leflair, trong hơn 3 tháng qua, để có thể vận hành Leflair trở lại, Sopa đã tuyển dụng hơn 40 nhân sự cao cấp trong các mảng từ Commercial, Marketing đến Operations.

Hiện các vị trí mở trống vẫn đang được tuyển dụng và dự tính sẽ kéo dài đến hết năm cùng với sự tăng trưởng của nền tảng - platform, mang lại cơ hội việc làm cho hàng trăm người mới, với các bộ phận khác nhau.