Thủ tướng chỉ thị chặn đứng lừa đảo bằng "sổ đỏ" giả
(Dân trí) - Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất để lừa đảo, chiếm đoạt tín dụng.
Ngày 13/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28 về tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trong giao dịch bảo đảm.
Tại văn bản này, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, hiện trong lĩnh vực này vẫn còn một số tồn tại như số lượng các trường hợp rủi ro khi cho vay có bảo đảm ngày càng tăng, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại một số địa phương và tác động tiêu cực đến sự vận động, phát triển lành mạnh của thị trường tín dụng, thị trường vốn của nước ta.
Do vậy, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành hữu quan thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền.
Các cơ quan này cũng có thể kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng dự án Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật đăng ký bất động sản nhằm minh bạch hóa tình trạng pháp lý của giao dịch, tài sản.
Sớm xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý tài sản bảo
Theo chỉ thị của Thủ tướng, các cơ quan chức năng phải nghiên cứu, khẩn trương hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác và thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh.
Các cơ quan này sẽ phải nghiên cứu, xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm nhằm giúp bên nhận bảo đảm thu giữ kịp thời tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, cố tình trốn tránh.
Đồng thời, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với bên nhận bảo đảm trong việc thu giữ tài sản bảo đảm và thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản bảo đảm nhằm khắc phục tình trạng khó khăn, vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm hiện nay.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường hướng dẫn, kiểm tra hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền và đất nhằm tránh thất thoát phôi Giấy chứng nhận.
Song song với đó, Bộ Công an chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất để lừa đảo, chiếm đoạt tín dụng.
Tại văn bản này, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, hiện trong lĩnh vực này vẫn còn một số tồn tại như số lượng các trường hợp rủi ro khi cho vay có bảo đảm ngày càng tăng, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại một số địa phương và tác động tiêu cực đến sự vận động, phát triển lành mạnh của thị trường tín dụng, thị trường vốn của nước ta.
Do vậy, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành hữu quan thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền.
Các cơ quan này cũng có thể kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng dự án Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật đăng ký bất động sản nhằm minh bạch hóa tình trạng pháp lý của giao dịch, tài sản.
Nhiều vụ sử dụng Sổ đỏ giả lừa tiền tỷ đã bị phát hiện (ảnh: NLĐ).
Sớm xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý tài sản bảo
Theo chỉ thị của Thủ tướng, các cơ quan chức năng phải nghiên cứu, khẩn trương hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác và thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh.
Các cơ quan này sẽ phải nghiên cứu, xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm nhằm giúp bên nhận bảo đảm thu giữ kịp thời tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, cố tình trốn tránh.
Đồng thời, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với bên nhận bảo đảm trong việc thu giữ tài sản bảo đảm và thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản bảo đảm nhằm khắc phục tình trạng khó khăn, vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm hiện nay.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường hướng dẫn, kiểm tra hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền và đất nhằm tránh thất thoát phôi Giấy chứng nhận.
Song song với đó, Bộ Công an chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất để lừa đảo, chiếm đoạt tín dụng.
Bích Diệp