Thù lao sếp ngân hàng nào cao nhất Việt Nam?
(Dân trí) - Tính bình quân trong năm 2012, lãnh đạo Eximbank hưởng mức thù lao hàng tháng cao nhất với 243 triệu đồng, các sếp ACB là 190 triệu đồng, Sacombank là 149 triệu đồng. Đây mới chỉ là số liệu nổi ở những ngân hàng công khai quỹ thù lao dành cho Ban lãnh đạo.
Báo cáo khảo sát được hãng kiểm toán KPMG công bố gần đây khiến không ít người sẽ bất ngờ khi quỹ lương chiếm hơn một nửa tổng chi phí hoạt động các ngân hàng Việt Nam năm 2012 trong lúc phản ánh của các nhân viên trong ngành cho biết, thu nhập đã giảm đáng kể so với thời hoàng kim những năm trước 2009.
Theo đó, mặc dù bình quân thu nhập nhân viên ngân hàng căn cứ theo quỹ lương chi trả trong 6 tháng đâu năm 2013 ở mức rất cao, song những số liệu này được cho là đã “cào bằng” và không phản ánh đúng thực tế.
Nếu như số liệu bình quân sổ sách, thu nhập ở ngành này lên tới con số từ gần 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì phản hồi của những người trong cuộc lại cho biết, đây là con số bình quân mà nhân viên phải “cõng” cho các sếp.
Thậm chí, có những ngân hàng, lương nhân viên chỉ xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập một nhân viên bình thường ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, con số gây “sốc” so với tính toán phải trên 20 triệu đồng!
Chi phí nhân viên chiếm quá nửa chi phí hoạt động ngân hàng năm 2012 (Nguồn: KPMG).
Mối quan tâm được nhiều người đặt ra: Nếu trên thực tế nhân viên đang phải “chịu oan” vì “cõng” thu nhập bình quân cho sếp thì mỗi tháng, sếp ngân hàng hưởng lương bao nhiêu?
Thông thường tại các ngân hàng, kế hoạch chi thù lao cho các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành thường phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tại mỗi phiên triệu tập họp thường niên.
Đại hội cổ đông của ngân hàng sẽ biểu quyết thông qua phương án thù lao cho lãnh đạo căn cứ theo kết quả lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm, chi trả sau khi có kết quả lợi nhuận sau thuế được kiểm toán.
Đến nay, mặc dù các ngân hàng cổ phần đều đã công bố nghị quyết ĐHCĐ tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng công khai kế hoạch chi thù lao cho lãnh đạo. Dưới đây, Dân trí điểm qua về mức lương của các lãnh đạo ngân hàng trong năm 2012 dựa theo số liệu thu thập được từ tài liệu và Nghị quyết ĐHCĐ thường niên và dự kiến mức thù lao cho năm 2013.
Theo thống kê, NHTMCP Á Châu (ACB) có quỹ thù lao lãnh đạo cao nhất trong năm 2012 với gần 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, với số lượng 19 người trong danh sách (bao gồm cả 3 ban) nên bình quân thu nhập trong năm 2012 của lãnh đạo ngân hàng này là 2,3 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 192,6 triệu đồng/người/tháng.
Mức thù lao trên 190 triệu đồng/người/tháng là mức bình quân chung cho 19 người, do đó, Chủ tịch HĐQT dĩ nhiên sẽ nhận được mức thù lao cao hơn 190 triệu đồng.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT ACB chưa hẳn là người nhận được mức thù lao cao nhất trong ngành ngân hàng. Vị trí này nhiều khả năng thuộc về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Đơn vị: Triệu đồng/người/tháng.
Quỹ thù lao lãnh đạo trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Eximbank trong năm 2012 lên tới gần 32,1 tỷ đồng (tương ứng với 1,5% lợi nhuận sau thuế) và như vậy, năm vừa rồi, bình quân mỗi thành viên trong ban lãnh đạo Eximbank “đút túi” 2,9 tỷ đồng. Tính ra mỗi tháng, thu nhập lãnh đạo Eximbank đạt 243 triệu đồng – mức cao nhất theo trong danh sách dựa theo số liệu thu thấp được.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chịu chi không kém cho những người “đứng mũi chịu sào”. Thu nhập tính theo tháng của lãnh đạo Sacombank đạt 149,2 triệu đồng, cả năm 2012 đạt gần 1,8 tỷ đồng.
Năm vừa rồi, Sacombank dành cho riêng HĐQT và Ban Kiểm soát quỹ thù lao tương ứng 2,5% lợi nhuận sau thuế 2012 và năm nay, tỷ lệ này đã được giảm xuống còn 2% lợi nhuận sau thuế 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, các kênh đầu tư đều khó khăn thì với lợi thế là một ngân hàng bán lẻ, các lãnh đạo Sacombank nhiều khả năng để nâng thu nhập bản thân.
Ngân hàng Quân đội (MB) thời gian vừa qua “gây bão” với mức lương “khủng” của nhân viên và lương bình quân lãnh đạo MB hẳn cũng khiến nhiều người mơ ước.
Trong năm 2012, lãi sau thuế của MB tăng gần 8,7% và ngân hàng đã dành 0,5% chi cho thù lao Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Bình quân năm, lãnh đạo MB nhận hơn 1 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng thu về 87,3 triệu đồng. Trong năm nay, MB dự kiến giữ nguyên tỷ lệ chi trả cho lãnh đạo là 0,5% lợi nhuận sau thuế 2013.
Các ông lớn như Vietcombank, Vietinbank, và SHB sau sáp nhập có mức chi trả bình quân cho lãnh đạo với mức gần tương đương và không mấy nổi bật so với những đơn vị cùng ngành.
Lương lãnh đạo trong Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát ở Vietcombank hàng tháng là 68,5 triệu đồng, tại SHB là 74,7 triệu đồng và tại Vietinbank, mức lương cho lãnh đạo HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành bình quân là 73,2 triệu đồng.
Trong năm nay, Vietcombank dự kiến nâng tỷ lệ chi trả cho ban lãnh đạo từ 0,28% lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 lên 0,35%. Còn Vietinbank tỷ lệ giảm nhẹ từ 0,3% xuống 0,29%.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) – một trong những ngân hàng niêm yết đầu tiên báo lỗ 6 tháng đầu năm 2013 và là ngân hàng thuộc diện yếu kém, phải tái cơ cấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm vừa rồi chi trả 2 tỷ đồng cho 7 thành viên trong HĐQT. Bình quân mỗi người trong năm nhận 285,7 triệu đồng ứng với mức thu nhập hàng tháng 23,8 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi đó “ông lớn” BIDV vừa cổ phần hóa từ 1/5 năm ngoái mới chỉ công bố lợi nhuận sau thuế 2,919,3 tỷ đồng giai đoạn 1/5-31/12/2012, cả năm lợi nhuận trước thuế 4.246 tỷ đồng. Ngân hàng chi 0,45% lợi nhuận sau thuế cả năm cho Ban lãnh đạo bao gồm các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. Sang năm nay, BIDV dự kiến chi 0,44% lợi nhuận sau thuế 2013 cho quỹ thù lao này.
Ngoài ra, còn hàng chục ngân hàng khác nằm ngoài danh sách mà người viết chưa thể thống kê hết do không đủ dữ liệu. Tuy nhiên, qua đó, độc giả cũng phần nào hình dung được bức tranh về lương lãnh đạo ngành ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Theo đó, mặc dù bình quân thu nhập nhân viên ngân hàng căn cứ theo quỹ lương chi trả trong 6 tháng đâu năm 2013 ở mức rất cao, song những số liệu này được cho là đã “cào bằng” và không phản ánh đúng thực tế.
Nếu như số liệu bình quân sổ sách, thu nhập ở ngành này lên tới con số từ gần 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì phản hồi của những người trong cuộc lại cho biết, đây là con số bình quân mà nhân viên phải “cõng” cho các sếp.
Thậm chí, có những ngân hàng, lương nhân viên chỉ xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập một nhân viên bình thường ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, con số gây “sốc” so với tính toán phải trên 20 triệu đồng!
Mối quan tâm được nhiều người đặt ra: Nếu trên thực tế nhân viên đang phải “chịu oan” vì “cõng” thu nhập bình quân cho sếp thì mỗi tháng, sếp ngân hàng hưởng lương bao nhiêu?
Thông thường tại các ngân hàng, kế hoạch chi thù lao cho các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành thường phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tại mỗi phiên triệu tập họp thường niên.
Đại hội cổ đông của ngân hàng sẽ biểu quyết thông qua phương án thù lao cho lãnh đạo căn cứ theo kết quả lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm, chi trả sau khi có kết quả lợi nhuận sau thuế được kiểm toán.
Đến nay, mặc dù các ngân hàng cổ phần đều đã công bố nghị quyết ĐHCĐ tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng công khai kế hoạch chi thù lao cho lãnh đạo. Dưới đây, Dân trí điểm qua về mức lương của các lãnh đạo ngân hàng trong năm 2012 dựa theo số liệu thu thập được từ tài liệu và Nghị quyết ĐHCĐ thường niên và dự kiến mức thù lao cho năm 2013.
Theo thống kê, NHTMCP Á Châu (ACB) có quỹ thù lao lãnh đạo cao nhất trong năm 2012 với gần 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, với số lượng 19 người trong danh sách (bao gồm cả 3 ban) nên bình quân thu nhập trong năm 2012 của lãnh đạo ngân hàng này là 2,3 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 192,6 triệu đồng/người/tháng.
Mức thù lao trên 190 triệu đồng/người/tháng là mức bình quân chung cho 19 người, do đó, Chủ tịch HĐQT dĩ nhiên sẽ nhận được mức thù lao cao hơn 190 triệu đồng.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT ACB chưa hẳn là người nhận được mức thù lao cao nhất trong ngành ngân hàng. Vị trí này nhiều khả năng thuộc về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Quỹ thù lao lãnh đạo trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Eximbank trong năm 2012 lên tới gần 32,1 tỷ đồng (tương ứng với 1,5% lợi nhuận sau thuế) và như vậy, năm vừa rồi, bình quân mỗi thành viên trong ban lãnh đạo Eximbank “đút túi” 2,9 tỷ đồng. Tính ra mỗi tháng, thu nhập lãnh đạo Eximbank đạt 243 triệu đồng – mức cao nhất theo trong danh sách dựa theo số liệu thu thấp được.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chịu chi không kém cho những người “đứng mũi chịu sào”. Thu nhập tính theo tháng của lãnh đạo Sacombank đạt 149,2 triệu đồng, cả năm 2012 đạt gần 1,8 tỷ đồng.
Năm vừa rồi, Sacombank dành cho riêng HĐQT và Ban Kiểm soát quỹ thù lao tương ứng 2,5% lợi nhuận sau thuế 2012 và năm nay, tỷ lệ này đã được giảm xuống còn 2% lợi nhuận sau thuế 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, các kênh đầu tư đều khó khăn thì với lợi thế là một ngân hàng bán lẻ, các lãnh đạo Sacombank nhiều khả năng để nâng thu nhập bản thân.
Ngân hàng Quân đội (MB) thời gian vừa qua “gây bão” với mức lương “khủng” của nhân viên và lương bình quân lãnh đạo MB hẳn cũng khiến nhiều người mơ ước.
Trong năm 2012, lãi sau thuế của MB tăng gần 8,7% và ngân hàng đã dành 0,5% chi cho thù lao Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Bình quân năm, lãnh đạo MB nhận hơn 1 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng thu về 87,3 triệu đồng. Trong năm nay, MB dự kiến giữ nguyên tỷ lệ chi trả cho lãnh đạo là 0,5% lợi nhuận sau thuế 2013.
Các ông lớn như Vietcombank, Vietinbank, và SHB sau sáp nhập có mức chi trả bình quân cho lãnh đạo với mức gần tương đương và không mấy nổi bật so với những đơn vị cùng ngành.
Lương lãnh đạo trong Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát ở Vietcombank hàng tháng là 68,5 triệu đồng, tại SHB là 74,7 triệu đồng và tại Vietinbank, mức lương cho lãnh đạo HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành bình quân là 73,2 triệu đồng.
Trong năm nay, Vietcombank dự kiến nâng tỷ lệ chi trả cho ban lãnh đạo từ 0,28% lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 lên 0,35%. Còn Vietinbank tỷ lệ giảm nhẹ từ 0,3% xuống 0,29%.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) – một trong những ngân hàng niêm yết đầu tiên báo lỗ 6 tháng đầu năm 2013 và là ngân hàng thuộc diện yếu kém, phải tái cơ cấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm vừa rồi chi trả 2 tỷ đồng cho 7 thành viên trong HĐQT. Bình quân mỗi người trong năm nhận 285,7 triệu đồng ứng với mức thu nhập hàng tháng 23,8 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi đó “ông lớn” BIDV vừa cổ phần hóa từ 1/5 năm ngoái mới chỉ công bố lợi nhuận sau thuế 2,919,3 tỷ đồng giai đoạn 1/5-31/12/2012, cả năm lợi nhuận trước thuế 4.246 tỷ đồng. Ngân hàng chi 0,45% lợi nhuận sau thuế cả năm cho Ban lãnh đạo bao gồm các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. Sang năm nay, BIDV dự kiến chi 0,44% lợi nhuận sau thuế 2013 cho quỹ thù lao này.
Ngoài ra, còn hàng chục ngân hàng khác nằm ngoài danh sách mà người viết chưa thể thống kê hết do không đủ dữ liệu. Tuy nhiên, qua đó, độc giả cũng phần nào hình dung được bức tranh về lương lãnh đạo ngành ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Bích Diệp