1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

TPHCM:

Thông tắc gói tín dụng 30.000 tỷ

(Dân trí) - Thủ tục xác nhận tình trạng nhà đất của người xin vay, vấn đề chứng minh thu nhập của người vay, đối tượng nào được tham gia…vẫn là những vấn đề được nhiều người quan tâm trong buổi tọa đàm nói về gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Thông tắc gói tín dụng 30.000 tỷ
Đại diện ngân hàng nhà nước, Sở Xây dựng, các chuyên gia bất động sản tham dự buổi toạ đàm nhằm gỡ rối cho gói tín dụng 30.000 tỷ 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* “Hoạt động của NĐT nước ngoài trong cả năm 2015 phải đóng băng”

* Mỹ thích đầu tư vào ăn uống ở Việt Nam

* Phó Thống đốc: Kể cả tại các ngân hàng yếu kém, tiền gửi vẫn an toàn

* Tổng công ty Viễn thông MobiFone chính thức được thành lập

* Đốc thúc doanh nghiệp tăng lương, thưởng Tết đúng quy định

* Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai bị nhà đầu ngoại xả ròng chưa từng có!

Chiều 1/12, chương trình Tọa đàm “Lựa chọn căn hộ - Kết nối gói 30.000 tỷ đồng” với sự tham gia của các diễn giả gồm: Ông Nguyễn Đức Lệnh - Trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp NHNN Chi nhánh TP.HCM, ông Phan Trường Sơn – Trưởng phòng Quản lý Nhà ở, Sở Xây Dựng TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea), ông Huỳnh Song Hào – Phó giám đốc ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Đình Tạo – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Thông tin truyền thông và đại diện một số công ty đầu tư kinh doanh địa ốc.

Các diễn giả đã giải đáp những thắc mắc của người dân cũng như của doanh nghiệp bất động sản về chương trình, thủ tục, điều kiện, đối tượng được tham gia… gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Trong đó, thắc mắc được nhiều người đưa ra là thủ tục nào vướng mắc nhất khi vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ. Ông ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, thủ tục xác nhận tình trạng nhà đất của người xin vay và vấn đề chứng minh thu nhập của người vay là hai vướng mắc lớn nhất.

Thông tắc gói tín dụng 30.000 tỷ
Ông ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, thủ tục xác nhận tình trạng nhà đất của người xin vay và vấn đề chứng minh thu nhập của người vay là hai vướng mắc lớn nhất.

“Tôi đã đề nghị đơn giản hóa thủ tục xác nhận tình trạng nhà đất của người xin vay trên cơ sở người xin vay cam kết chịu trách nhiệm về việc khai trình nhà đất của mình. Đồng thời, tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị là hiện nay đã có thông tư liên tịch số 01 của Ngân hàng Nhà nước – Bộ Xây dựng – Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên môi trường về việc cho phép thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai thì Ngân hàng không cần đòi hỏi thêm thủ tục chứng minh thu nhập để vay tiền. Bởi vì, bạn đã phải ứng trước 20% giá trị căn hộ thì mới được vay 80% giá trị còn lại và bạn phải thế chấp căn hộ đó để đảm bảo khoản vay. Như vậy, tài sản đảm bảo của bạn đã cao hơn giá trị khoản tiền bạn vay.

Hơn nữa, ngân hàng đòi hỏi người vay tiền phải có tài sản khác để thế chấp thì không phù hợp với người thu nhập thấp đang cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua gói tính dụng ưu đãi 30.000 tỷ. Do vậy, tôi đề nghị không cần thiết phải thêm thủ tục chứng minh thu nhập” – ông Châu nhận định.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh - Trưởng Phòng Nghiên Cứu Tổng Hợp - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, đến ngày 15/11/2014 trên địa bàn TPHCM đã có 1.658 hợp đồng được kí kết với tổng hạn mức tín dụng đã kí kết là 1.392 tỷ đồng. Trong đó, có 1.521 khách hàng (2 khách hàng Doanh nghiệp và 1.519 khách hàng cá nhân) đã được giải ngân với tổng số tiền 823 tỷ. Dư nợ đến thời điểm hiện nay là 793 tỷ.

“Theo Điều 11, Thông tư 11/2013/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, theo đó NHNN đóng vai trò chỉ đạo, quản lý và giám sát các ngân hàng thương mại thực hiện gói 30.000 tỷ đồng cũng như cho , tái cấp vốn đối với ngân hàng thương mại, đảm bảo triển khai thực hiện chương trình tín dụng này có hiệu quả. Riêng đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM có vai trò tổ chức triển khai thực hiện chương trình, theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện chương trình để xử lý và tháo gỡ khó khăn kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBNDTP chỉ đạo và xử lý” – Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết khi nói về vai trò của Ngân hàng nhà nước trong việc triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc quản lý những dự án căn hộ giá thấp như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Trả lời vấn đề này, ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Quản lý Nhà ở, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, theo quy định của Luật Nhà ở và các Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở như: Nghị định 71, đặc biệt là Nghị định 188 và các Bộ luật, Nghị định khác có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản,... đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, quản lí dự án,.. Do đó, các tổ chức, đơn vị có liên quan sẽ phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Trung Kiên

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”