Thị trường xe công nghệ: Sự khác biệt của “ông lớn” và “tân binh”
(Dân trí) - Thị trường xe công nghệ ngày càng sôi động. Cuộc chiến giành thị phần lại bắt đầu gây sốt các “tân binh” bắt đầu tuyên ngôn về cuộc chiến với Grab.
Sau khi Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á, sự góp mặt của một loạt cái tên "sáng giá" cả trong nước và nước ngoài như VATO, Aber, FastGo; XELO…, hay mới đây nhất là Go-Viet đang tiếp tục châm ngòi cho cuộc chiến giữa các ứng dụng công nghệ tham gia vào lĩnh vực vận tải.
Trong khi các “tay chơi” mới loay hoay mãi vẫn chưa nhận được sự quan tâm của cả khách hàng lẫn tài xế thì tân binh” Go-Viet, dưới sự hậu thuẫn từ Go-Jek, chính thức triển khai hoạt động rầm rộ tại TP.HCM hồi đầu tháng 8 và chỉ sau chưa đầy 1 tháng đã tự khẳng định đang chiếm 15% thị phần đặt xe. Trước đó, ông Andre Soelistyo, Chủ tịch Go-Jek, còn tuyên bố trong vòng 3 ngày kể từ khi ra mắt, ứng dụng này đã đạt tới 10% thị phần. Những con số này không mấy thuyết phục với sự tăng trưởng lý tưởng đến…khó tin.
Thực tế, việc chia sẻ thị phần và số liệu kinh doanh ít khi nào được các doanh nghiệp lớn công bố. Chưa kể, tính gây sốc của con số này, bởi ngay cả với Grab, ứng dụng thành công nhất tại thị trường VN hiện nay và Uber trước đây cũng chưa bao giờ bao giờ dám lên tiếng khẳng định, tuyên bố thống lĩnh hay chiếm được bao nhiêu thị phần.
Trước tuyên bố của đối thủ trong việc thu hút được hàng ngàn tài xế và đầy “tự tin” khẳng định đang chiếm 15% thị phần xe công nghệ, “gã khổng lồ” Grab vẫn im lặng, thể hiện sự tự tin của người dẫn đầu thị trường, tập trung triển khai liên tiếp các hoạt động cộng đồng, các chương trình gia tăng trải nghiệm khách hàng trên một nền tảng công nghệ kết nối nhiều loại hình dịch vụ như di chuyển, giao nhận và hướng đến cung cấp các dịch vụ tài chính.
Trong khi Go-Viet sử dụng triệt để các chính sách ưu đãi để nhanh chóng chiêu mộ tài xế, Grab dường như lại quyết tâm siết chặt hơn về mặt quản lý để nâng cao chất lượng khi xử lý khoá tài khoản vĩnh viễn với những đối tác vi phạm quy tắc ứng xử của Grab, nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Nếu các “tân binh” không quan trọng việc đối tác chạy 2-3 app thì “kẻ dẫn đầu” lại yêu cầu tài xế chỉ được chạy duy nhất ứng dụng để đảm bảo khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ, xây dựng những quy tắc chặt chẽ hơn nhằm áp dụng cho tài xế hay hủy chuyến, áp tỷ lệ hủy chuyến cho cả hành khách để hạn chế tình trạng lái xe lách phạt, nhờ khách hủy chuyến.
Bên cạnh đó, thay vì giảm chiết khấu, tăng ưu đãi, Grab đi vào chính sách đãi ngộ tri ân các đối tác chấn chính, trao học bổng cho con em tài xế, tổ chức các cuộc thi để nâng cấp chất lượng và gia tăng các tính năng mới, cải thiện phần mềm để hỗ trợ việc đi lại, góp ý của khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Với tuyên ngôn về “90 ngày nỗ lực hoàn thiện”, Grab không giấu diêm tham vọng làm sạch, “làm chất” hơn hệ thống đối tác, chấp nhận để các đối tác không đat chuẩn chất lượng kéo nhau qua …tải ứng dụng mới để “bào khuyến mãi”.
Theo thông tin bên lề, dường như torng vai kẻ dẫn đầu, ở vị thế có phần “chiếu trên”, Grab chỉ muốn tập trung vào những đối tác trung thành, thật sự muốn cùng cộng sinh, đề xây dựng mội trường công nghệ mang tính nền tảng và chuyên sâu.
Đường dài sẽ biết ngựa hay
Bên cạnh doanh số, thị phần là vấn đề nền tảng công nghệ. Khả năng vận hành đáp ứng nhu cầu người dùng ngay cả khi lượng đặt xe tăng cao nhất sẽ xác định giá trị thương hiệu trong quá trình vận hành. Với hơn 135.000 đối tác tài xế, Grab luôn đảm bảo quá trình vận hành. Trong khi đó, với tuyên ngôn nhanh chóng chiếm thị phần cạnh tranh với 5.000 đối tác đăng ký, đội quân đến từ Indonesia phải đối mặt với hàng chục ngàn cuốc xe ảo do tài xế “mánh mung” và chính thức…sập nguồn ngay khi “cuộc chiến” công nghệ chưa bắt đầu.
Đối mặt với “cuốc ảo” khi tung khuyến mãi, “tân binh” đã dính khủng hoảng… “sập nguồn”
Với những giá trị thiết thực, việc tập trung phát triền nền tảng Grab, hứa hẹn trở thành một siêu ứng dụng, không chỉ nhằm khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực di chuyển mà còn mang đến hàng loạt dịch vụ khác như giao nhận thức ăn (GrabFood); lĩnh vực tài chính – thanh toán điện tử. Với “90 ngày nỗ lực hoàn thiện" nhằm mục tiêu tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệmGrab cho cả hành khách lẫn đối tác tài xế, và đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng như chương trình “Cảm ơn vì dịch vụ 5 sao”, nhằm thi đua nâng cao chất lượng dịch vụ và khen thưởng các Đối tác có dịch vụ khách hàng đẳng cấp; Trao tặng học bổng khuyến học Tài Năng Xanh cho con của các đối tác tài xế; Mở các Trung tâm Hỗ trợ để đối tác tài xế nghỉ ngơi, thư giãn….
Đường dài mới biết sức ngựa. Trận chiến xe công nghệ không đơn giản là dăm ba tuyên ngôn tự phong về thị phần hay vài chiêu khuyến mãi. Sự khác biệt giữa “ông lớn” và “tân binh” là thái độ bình thản trong cuộc chơi, tập trung vào nền tảng để hoàn thiện, phát triển đường dài chứ kg phải những tuyên ngôn “võ mồm”, đó cũng chính là cách mà những Grab đã thắng Uber trong một cuộc chiến ngang sức, ngang tài.
Minh Anh