Thị trường tấm pin mặt trời: Đãi cát tìm vàng!

Trường Thịnh

(Dân trí) - Khi giá bán ưu đãi của điện mặt trời sắp hết hạn, thị trường tấm pin mặt trời áp mái càng sôi động. Song chính điều này càng khiến người tiêu dùng khó khăn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng.

Công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái vượt thủy điện Hòa Bình, Sơn La

Trong bài viết mới nhất về điện mặt trời, trang Bloomberg NEF (New Energy Finance) thuộc tập đoàn Bloomberg nhận định: Các thị trường nhỏ đang đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, ví dụ Hà Lan tăng 221%; Anh tăng 177%; và Việt Nam tăng 89%. Việt Nam vươn lên trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn thứ 3 thế giới khi công suất đạt gần 9GW, cao gấp 3 lần dự báo từ đầu năm của BloombergNEF.

Thị trường tấm pin mặt trời: Đãi cát tìm vàng! - 1
Công suất điện mặt trời áp mái tăng đột biến năm 2020 (Nguồn: BloombergNEF)

Ông Đoàn Đức Hưng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết: công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái ở khu vực miền Nam năm 2020 đạt gần 5GW, tăng 26 lần so với năm 2019. Con số ấn tượng này đã khiến công suất của điện mặt trời tại miền Nam vượt công suất của các nhà máy thủy điện lớn nhất miền Bắc như Hòa Bình, Sơn La. Để giải tỏa năng lượng tái tạo không khai thác, ngoài bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện thì mới đây, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đề xuất sẽ không thực hiện việc mua điện của Trung Quốc trong năm 2021.

Thị trường pin năng lượng mặt trời "vàng thau lẫn lộn"

Thị trường điện mặt trời thời điểm vừa qua lặp lại "kịch bản" của thời điểm giá điện 9,35 cent/kWh (khoảng 2.086 đồng) hết hiệu lực vào 30-6-2019. Khi đó, doanh nghiệp, người dân đổ xô lắp đặt điện mặt trời, nhất là các dự án dưới 1MW. Đây cũng là thời điểm xuất hiện tình trạng khan hàng, tăng giá và là cơ hội cho hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn, lưu lành trên thị trường.

Trở thành đại lý phân phối sản phẩm điện mặt trời áp mái FreeSolar của Tập đoàn Sơn Hà trong hơn 1 năm qua, ông Vũ Đình Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Phúc Anh Linh cho biết, trước khi tìm được đối tác uy tín Sơn Hà, họ cũng rất đắn đo vì trên thị trường, các công ty điện mặt trời "mọc lên như nấm". Ông Phúc thuật lại rất nhiều băn khoăn của người tiêu dùng khi đến đại lý của mình. Họ chia sẻ chỉ cần gõ từ khóa "tấm pin năng lượng mặt trời" sẽ có hàng triệu kết quả tìm kiếm lập tức hiện ra, mức giá chỉ từ vài triệu đồng, thậm chí vài trăm nghìn đồng/tấm pin cũng được rao bán.

Thị trường tấm pin mặt trời: Đãi cát tìm vàng! - 2
Một hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái FreeSolar của Tập đoàn Sơn Hà

Các đơn vị cung cấp tấm pin mặt trời uy tín cũng liên tục cảnh báo trên trang thông tin của mình về tình trạng giả mạo tấm pin, thậm chí nhận đặt cọc đến nửa giá rồi sau đó biến mất.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà, cung cấp đồng bộ giải pháp tổng thể từ tư vấn, lắp đặt đến bảo hành, bảo dưỡng tấm pin cho các dự án nhà dân và doanh nghiệp, Tập đoàn Sơn Hà đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường bởi chất lượng sản phẩm hàng đầu thế giới. Ông Nhữ Văn Hoan - Phó TGĐ Thường trực Tập đoàn Sơn Hà cho rằng người mua nên cân nhắc lựa chọn và quan tâm đến chế độ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và phải có đầy đủ giấy chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ của các tấm pin. "Hệ thống điện mặt trời áp mái không phải dùng 3 năm, 5 năm, không phải trong ngắn hạn mà có khi lên đến 10 năm, 20 năm. Thế nên, lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng là điều kiện tiên quyết trong thời gian đầu. Chúng tôi cũng nhiều lần nêu quan điểm cần kiểm soát về mặt chất lượng, tiêu chuẩn lắp đặt đối với hệ thống điện mặt trời áp mái." - Ông Hoan cho biết thêm.

Thị trường tấm pin mặt trời: Đãi cát tìm vàng! - 3
FreeSolar đảm bảo tuổi thọ tấm pin để đem lại giá trị tiết kiệm điện năng và sinh lời

Chờ bộ tiêu chuẩn, doanh nghiệp đã sẵn sàng chiến lược đường dài

Dù đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng thực tế Việt Nam lại chưa có một bộ tiêu chuẩn đầy đủ cho các sản phẩm liên quan, trong đó có tấm pin năng lượng mặt trời (tấm quang điện). Các dự án điện mặt trời áp mái và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tại Việt Nam đang chủ yếu áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ông Nguyễn Ninh Hải, Trưởng phòng Năng lượng mới và năng lượng tái tạo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cho biết: "Bộ KH-CN đã công bố 16 tiêu chuẩn liên quan và đang tiếp tục xây dựng thêm các tiêu chuẩn trong thời gian tới. Hiện nay, chúng tôi cũng tham gia với Viện Tiêu chuẩn chất lượng đo lường của Bộ KH-CN trong tổ kỹ thuật, cũng như đề nghị các tổ chức hợp tác quốc tế tham gia cùng tìm hiểu, xây dựng các tiêu chuẩn."


Các chuyên gia trong ngành cho rằng, các cơ quan liên quan cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn đầy đủ đối với các sản phẩm liên quan đến điện mặt trời áp mái. Khi đó, các chế tài mạnh tay sẽ giúp kiểm soát thị trường, tránh tình trạng "vàng thau lẫn lộn" như hiện nay.

Thị trường tấm pin mặt trời: Đãi cát tìm vàng! - 4
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại cảng cá Tam Quang (Quảng Nam)

Trong khi chờ đợi một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh, những doanh nghiệp "sếu đầu đàn" trong lĩnh vực cung cấp thiết bị tấm pin năng lượng mặt trời đang có những chiến lược bài bản, đi đường dài là phát triển riêng hệ sinh thái cung cấp - tư vấn - bảo dưỡng - thu mua - xử lý để vượt khỏi vai trò đơn vị cung cấp sản phẩm ra thị trường trong cơn sốt năng lượng tái tạo hiện nay. Tại Tập đoàn Sơn Hà, tấm quang năng FreeSolar được nghiên cứu từ gốc rễ ở khâu R&D, hợp tác với một số doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai điện mặt trời áp mái trên thế giới đến từ Đức để "may đo" sản phẩm FreeSolar phù hợp nhất với điều kiện khí hậu và môi trường tại Việt Nam. Tới đây, Sơn Hà sẽ "gánh" phần trách nhiệm đầu tư nhà máy để xử lý những tấm pin hết hạn. Trong một vài năm tới, Sơn Hà hướng đến là nhà thu mua điện mặt trời, có nghĩa các nhà đầu tư, các hộ gia đình lắp đặt hệ thống FreeSolar có thể bán lại lượng điện dư thừa cho Sơn Hà. Trong một thị trường điện cạnh tranh, việc thương mại hóa điện mặt trời chính là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dòng năng lượng tái tạo này.