1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thị trường sơn Việt Nam: Cuộc bứt phá của doanh nghiệp nội

Trong bối cảnh thị trường sơn còn rất nhiều tiềm năng, con số doanh nghiệp nội tham gia vào thị trường tăng lên đang củng cố cho khối nội đón đầu tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới.

Cuộc đua khốc liệt với sơn ngoại

Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn phục hồi và đang tăng trưởng mạnh mẽ với hàng loạt các công trình lớn nhỏ mọc lên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây cũng là nền tảng khiến ngành sơn luôn giữ được mức tăng trưởng trên dưới 20% trong thời gian qua. Việt Nam có khoảng hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn. Điều đáng nói là hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới đều xuất hiện tại Việt Nam khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.

Trao giấy chứng nhận cho Công ty cổ phần hóa chất Sơn HN - doanh nghiệp top 5 đạt danh Hiệu Hàng VN được người tiêu dùng ưu thích.
Trao giấy chứng nhận cho Công ty cổ phần hóa chất Sơn HN - doanh nghiệp top 5 đạt danh Hiệu Hàng VN được người tiêu dùng ưu thích.

Theo tổng kết của Hiệp hội Sơn Việt Nam, tổng sản lượng sơn tại Việt Nam đạt gần 250 triệu lít/năm, trong đó mảng sơn trang trí đã chiếm 180 triệu lít. Sản lượng tiêu thụ của toàn ngành năm 2014 chỉ bằng năm 2013, sơn trang trí tăng nhẹ dưới 5%, thấp xa so với mức tăng trung bình 10 – 12% mỗi năm trước đó. Trong khi đó, sản lượng sơn trang trí chiếm khoảng 65% và đạt giá trị khoảng 54% của toàn ngành.

Sơn HN (đại diện thứ 3 từ phải qua) nằm trong top 5 doanh nghiệp được bình chọn nhiều nhất
Sơn HN (đại diện thứ 3 từ phải qua) nằm trong top 5 doanh nghiệp được bình chọn nhiều nhất

Đáng lưu ý, thị phần sơn có phần nghiêng về phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với những sản phẩm đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Sơn-Mực in Việt Nam (VPIA), các thương hiệu sơn nước ngoài vẫn chiếm thị phần khoảng 65%.

Bứt phá của doanh nghiệp nội

Và với ưu thế về giá, các doanh nghiệp nội cũng đang có nhiều cơ hội để tăng sản lượng và doanh số. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường còn rất nhiều tiềm năng, con số doanh nghiệp nội tham gia vào thị trường tăng lên đang củng cố cho khối nội đón đầu tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới. Các doanh nghiệp cũng không ngừng đầu tư, mở rộng thị trường và không ít doanh nghiệp đã sớm “gặt trái ngọt”.

Đơn cử như thương hiệu sơn Hà Nội của Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội mới đây được vinh danh trong Top 5 doanh nghiệp hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích tại Lễ trao giải “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” lần thứ VII. Trước đó, hãng sơn này đã nhận được hàng loạt giải thưởng lớn khác như: Cúp vàng Thương hiệu - Nhãn hiệu, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Cúp vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO, Giải thưởng thương hiệu xanh phát triển, Huy chương vàng hội chợ quốc tế hàng công nghiệp...

Cty CP hóa chất Sơn HN nằm trong top 5 DN được bình chọn nhiều nhất.
Cty CP hóa chất Sơn HN nằm trong top 5 DN được bình chọn nhiều nhất.

Với chặng đường 57 năm xây dựng và phát triển, sơn Hà Nội là một thương hiệu lâu đời với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sơn công nghiệp và dân dụng. Từ những năm 1960, khách hàng biết tới Sơn Hà Nội nhờ các sản phẩm truyền thống mang thương hiệu CMC như sơn Alkyd, Epoxy, Acrylic, Polyurethane, chịu nhiệt, cao su Clo hóa và các vật liệu phủ đặc biệt cho kim loại, gốm chịu nhiệt…

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, công ty đã đầu tư sản xuất và cho ra đời sản phẩm sơn trang trí mang thương hiệu VEPA được sản xuất trên dây chuyền sản xuất tự động hóa công nghệ Đức. Với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Thụy Sỹ, Indonesia…, các dòng sản phẩm VEPA có tính năng vượt trội khi cung cấp một giải pháp trọn gói về màu sắc và giá cả, được chứng nhận “không chứa chì và thủy ngân”. Sơn Hà Nội đã được nhiều nhà thầu trong nước và quốc tế lựa chọn cho các công trình lớn như tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam, chung cư cao cấp Dolphin Plaza Hà Nội, khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao Amiana tại Nha Trang...

Bà Võ Lan Anh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội cho biết: Nền tảng tạo nên sự phát triển bền vững của Sơn Hà Nội chính là, coi khách hàng là trung tâm, làm kim chỉ nam trong mọi hành động. Công ty cũng không ngừng cải tiến, đa dạng hóa chất lượng sản phẩm; Cập nhật công nghệ và nguyên liệu sản xuất; gia tăng độ phủ của kênh bán lẻ.

“Muốn phát triển bền vững, con đường tất yếu mà các doanh nghiệp phải hướng tới là đổi mới, cải tiến hay sáng tạo. Thành hay bại chỉ hơn nhau là biết chọn thời điểm”, bà Lan Anh chia sẻ.

Đánh giá về thị trường, một chuyên gia sơn cũng cho biết: “Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước có thị phần đáng kể. Mức tăng trưởng của thị trường sơn sẽ được cộng hưởng theo đà phục hồi của thị trường bất động sản. Sơn chủ yếu được bán qua kênh phân phối và cho các công trình, nên việc xây dựng kênh phân phối tạo nên cơ hội cho các doanh nghiệp. Khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ, nguồn cung ngày càng lớn, cuộc đua về giá và hậu mãi sẽ được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh, đặc biệt là những gương mặt mới”.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm