1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thấy gì qua việc Trung Quốc tung ra gói kích thích 1.100 tỉ USD?

Trong lúc Nhật Bản tiếp tục công khai các chính sách cải cách kinh tế, thì Trung Quốc đã sẵn sàng tung ra gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Chỉ có điều lạ, là người Trung Quốc lại không thừa nhận điều đó.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Gói kích thích lớn nhất từ trước đến nay trị giá 1,1 ngàn tỷ USD mà Bắc Kinh tung ra trong tuần này đã gây ra một sự thất vọng đối với hầu hết giới phân tích và chuyên gia cả trong nước lẫn quốc tế. Không chỉ thiếu hẳn những giải pháp mang tính đột phá mà ngay cả những giải pháp cải thiện căn bản tình hình cũng bị cho là quá thiếu hụt.
 
Hầu hết giới học giả đánh giá đây chỉ là một sự trì hoãn cải cách nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc, khi nó tiếp tục đi theo lối mòn phát triển trước đây bằng cách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, vốn là hướng đi đang bị đánh giá là sắp chạm tới giới hạn.

Nhưng bất chấp những chỉ trích đó, Bắc Kinh lại đang tuyên bố những điều ngược lại. “Đó không phải là một chương trình kích thích kinh tế bằng cách mở rộng đầu tư vào tài chính, đó chỉ đơn thuần là tiếp tục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm” ông Luo Guosan, một quan chức đầu tư phát triển thuộc ủy ban cải cách quốc gia đã phát biểu như vậy trong bài trả lời phỏng vấn ngày hôm qua. 

Trong đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, đây chỉ đơn thuần là việc tiếp tục triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm cần thiết cho Trung Quốc, chứ không phải một gói kích thích kinh tế.

Trên thực tế, lời bào chữa này lại đang gặp phải sự chỉ trích quyết liệt hơn. Trong tình hình hiện tại, Trung Quốc cần một hướng đi mới cho nền kinh tế về lâu về dài, còn trong ngắn hạn một gói kích thích kinh tế để xốc dậy tăng trưởng là quan trọng hơn việc tiếp tục đầu tư vào hạ tầng rất nhiều. 

Bằng việc khẳng định khoản ngân sách trị giá 1,1 ngàn tỷ USD chỉ là nỗ lực đầu tư vào hạ tầng, chính phủ Trung Quốc đang tự mình phủ nhận tầm quan trọng cấp thiết của việc xốc dậy nền kinh tế bằng một gói kích thích.

Hầu hết các chuyên gia Trung Quốc cũng như quốc tế, vì thế cho rằng đây chỉ là một sự ngụy biện cho việc trì hoãn đưa ra những cải cách kinh tế mà nước này thực sự cần. Khoản ngân sách trị giá 1,1 ngàn tỷ USD là khoản chi lớn nhất mà chính phủ Trung Quốc đưa ra trong nhiều năm trở lại đây, kể cả khoản chi mà nước này dùng để chống đỡ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cũng chỉ hơn phân nửa khoản 1,1 ngàn tỷ USD này. 

Một khi đã chi 1,1 ngàn tỷ USD cho đầu tư hạ tầng, sẽ cần ít nhất là 5 năm nữa Trung Quốc mới lại có thể chi một khoản tiền tương tự cho cải cách nền kinh tế, vốn đang là yêu cầu cấp thiết nhất ở thời điểm hiện tại.

Không nghi ngờ gì việc giới tài phiệt Trung Quốc đang là đối tượng hưởng nhiều lợi ích nhất từ khoản chi 1,1 ngàn tỷ USD cho hạ tầng này. Đây được xem là biện pháp trì hoãn có thể giúp các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc tiếp tục duy trì mức sản xuất và hoạt động mà không cần phải di chuyển ra nước ngoài. Vì vậy đã có những ý kiến đặt ra về việc có sự xuất hiện của lợi ích nhóm can thiệp vào các chính sách ở cấp cao nhất của Bắc Kinh.

Giới phân tích cho rằng, với việc đưa ra khoản chi 1,1 ngàn tỷ USD cho đầu tư hạ tầng này, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng bị đánh giá là sắp chạm giới hạn này thêm khoảng từ 4 đến 5 năm nữa. 

Những kỳ vọng về một cuộc cải cách kinh tế trong tương lai gần đã gần như là không thể xảy ra, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc có lẽ sẽ được cải thiện nhưng sẽ không còn mang nhiều ý nghĩa như trước, khi mà các chính sách Bắc Kinh đưa ra đang đặt chỉ số tăng trưởng cao hơn những mục tiêu có ý nghĩa bền vững.

Tuy nhiên, điểm sáng hiếm hoi của việc này là Trung Quốc gần như sẽ tránh được khả năng xảy ra một cú sốc kinh tế được dự báo trong 1 hoặc 2 năm tới. Larry Summer và Marc Faber đã dựa trên việc chi tiêu công giảm có thể dẫn tới các doanh nghiệp tiết giảm hoạt động và tăng mức thất nghiệp để dự đoán về một cuộc khủng hoảng nhẹ có thể xảy ra. 

Nhưng với việc tiếp tục tăng mức đầu tư công này, nguy cơ đó rất khó có thể xảy ra. Nhưng về lâu về dài, có vẻ như Trung Quốc sẽ hối tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian lần lữa và trì hoãn, nền kinh tế nước này nhiều khả năng sẽ rơi vào cảnh dậm chân tại chỗ trong một khoảng thời gian càng lâu nếu như cải cách kinh tế càng bị trì hoãn.
 
Theo Nhàn Đàm
Một thế giới/ Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm