Thảm cảnh cây vua một thời nay làm củi không xong
Đã có một thời, cây cau vua đúng nghĩa là một cây vua khi là một loại cây cảnh được ưa chuộng. Vì thế, giá loại cây cảnh này cũng được đẩy lên rất cao.
Theo dân kinh doanh cây cảnh, thời kỳ đầu khi loại cây này mới du nhập vào Việt Nam, người mua phải đăng ký, chờ đợi mới có hàng. Cây trưởng thành được định giá theo chiều cao, mỗi mét lên đến cả triệu đồng. Tính ra mỗi cây có giá đến hàng chục triệu đồng. Nhà nào có vườn cau vua là sở hữu tài sản hàng trăm triệu đến tiền tỷ.
Vườn cây tiền tỷ thành vườn hoang
Nhà anh Nguyễn Mạnh Hải (Thạch Hòa - Thạch Thất, Hà Nội) cánh đây 7 năm đã chuyền từ trồng lúa sang trông cau vua. Anh chia sẻ "Nhiều gia đình, nhiều công trình xây dựng họ đều muốn sở hữu loại cây cảnh này. Thấy thị trường tiềm năng và lâu dài, nghe bạn bè tư vấn thêm tôi vay vốn đầu tư hy vọng sẽ có ngày đổi đời ".
Anh Trần Quang Thủy (Đạn Phượng - Hà Nội) cũng đầu tư toàn bộ diện tích đất 2.000m2 anh thuê được để trồng 300 cây cau vua, với chi phí hàng năm lên đến cả chục triệu đồng. "Do thị trường trong nước yêu thích và có thể xuất khẩu sang nước bạn Trung Quốc với lãi suất cao hơn trong nước trừng 20%", anh Thủy cho biết.
Anh Thủy tâm sự, cau vua được định giá theo chiều cao, mỗi mét chiều cao được định giá từ 2,5 trệu đến 3 triệu đồng, thời điểm có cây lên đến 40 triệu đồng/cây. Dễ kiếm ăn nên nhiều nông dân rủ nhau bỏ ruộng trồng cau vua rồi trờ đến ngày làm tỷ phú.
Nhưng làm tỷ phú nhờ cây cau vua không không đơn giản. Cau vua ở dạng cây lâu năm nên khi cây trưởng thành cao 12-15m mất hàng chục năm. Chi phí đầu tư hàng trăm triệu đồng. Nhưng bao năm chờ đợi nay đã thành công cốc. Sau thời gian đầu tư mấy năm trời,, người dân chưa kịp làm giàu thị trường trở nên bão hòa và nhu cầu người yêu thích cũng như các công trình xây dựng không còn ưa chuộng. Lại đúng lúc BĐS đi xuống, thị trường xuất khẩu từ chối. Cây cau xua ế ẩm đúng lúc nguồn cung cao nhất.
Anh Hoàng Thanh Lân làm nghề nông, ngụ tại Hòa Lạc - Hà Nội vay mượn bạn bè để có vốn tạo cho mình một vườn cau vua hòng đợi 10 năm sau có thể thu hoạch hàng tỷ đồng. Nhưng nay vườn cây vẫn còn nguyên không bán được, vườn cau bây giờ để tan hoang cây dây leo mọc đầy thân cau. Tính ra 2 - 3 trăm triệu đổ vào đây giờ thành vườn hoang.
Là một thương lái, anh Nguyễn Hồng Ánh - Thạch Hòa - Thạch Thất đã nhận thầu cung cấp cau vua cho nhiều dự án đô thị và các tuyến đường nội đô Hà Nội.
Cho không ai nhận, làm củi không xong.
Anh Nguyễn Văn Hội (Hoài Đức - Hà Nội) chủ một vườn cau vua hơn 200 cây độ tuổi 5-6 năm cho biết: "Giờ anh bán 300.000 đông/cây cũng không ai mua. Nhiều lúc cũng mang ra làm củi nhưng gỗ của lại câu vua cháy không đượm mà lại rất khói nên không biết sẽ làm gì. Đúng là hết thời đến làm củi cũng không xong".
Thậm chí, muốn đốn bỏ phải tốn 500 - 600 ngàn mỗi cây. Còn để cải tạo vườn cau thành vườn trông cây ăn quả, lấy lại ruộng trông rau màu cũng mất hàng chục triệu để cải tạo. Vì cau vua nhiều rễ, bám sâu và hại đất.
Trong khi đó, chủ một trang trại lợn rừng, anh Trần Minh bách (Yên Bình - Thạch Thất - Hà Nội) phát hiện ra lợn rừng rất thích ăn thân cây cau vua, anh đã đi đến các vườn mua với giá 100.000 đồng/cây, anh cưa nhỏ thành từng khúc mang về làm thức ăn để tạo chất sơ cho lợn.
Còn anh Hoàng Thanh Nam (Như Quỳnh - Hưng Yên) chấp nhận cho bớt số cây để dành diện tích trồng các loại cây kinh tế khác.
"Cho cũng không ai nhận vì phải bỏ ra hang triệu đồng công vận chuyển mà mang về cũng chẳng để làm gì. Ccau vua không còn mốt chơi làm cảnh giờ đúng là làm củi cũng không xong", anh Nam lắc đầu.
Hy vọng trở thành tỷ phú, nhiều nông dân bỏ nghề ruộng dành đất trồng cau vua để làm kinh tế, nhưng đến ngày thu hoạch thị trường không còn chuộng, thương lái Trung Quốc ngừng nhập, giờ không bán được cho ai, tiền vay vẫn phải trả cây thì mắc cho cỏ dại leo thân. Tiếc công tiếc của nhiều nông dân không nỡ xóa bỏ toàn bộ công sức hàng chục năm để chuyển sang trồng lúa vì cũng không còn đất để canh tác, nay rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Đúng là thảm cảnh cây vua một thời nay làm củi cũng không xong.
Theo Tuấn Linh
VEF