TH sẽ tạo ra xu thế tiêu dùng mới từ tán rừng

Làm kinh tế dưới tán rừng, bắt đầu từ việc trồng, hái lượm những thảo dược quý; gây dựng các trang trại trồng thảo dược, dược liệu. Dùng công nghệ hiện đại biến chúng thành những món quà sức khỏe vừa chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vừa trân quý bà mẹ thiên nhiên.

Đây là cam kết thứ 2 mà bà Thái Hương đưa ra kể từ sau cam kết làm sữa tươi sạch cách đây 8 năm tại Hội thảo Thảo dược thiên nhiên với sức khỏe con người. Cùng với cam kết này, bà Thái Hương tiếp tục chia sẻ sứ mệnh tạo xu thế tiêu dùng mới sử dụng thực phẩm, nước uống hoàn toàn từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe con người.

Sáng kiến bảo tồn phát huy giá trị thảo dược Việt

Khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra một thực trạng buồn của dược liệu Việt Nam. Đó là việc người dân Việt đang sống trên kho tàng vô giá dược liệu Việt nhưng lại phung phí nó.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc hội thảo

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc hội thảo

Việt Nam là 1 trong 15 nước trên thế giới có trong bản đồ dược liệu từ xa xưa với nhiều cây thuốc đặc hữu có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, có nền y học cổ truyền lâu đời. Nhưng kho báu của thiên nhiên và cha ông để lại đang bị phí hoài bởi việc khai thác tận thu cây thuốc quý, xuất khẩu thô giá rẻ. Doanh nghiệp nước ngoài mua dược liệu giá rẻ ở Việt Nam, chiết xuất tinh chất bán giá cao và xuất lại bã dược liệu về Việt Nam.

Và như vậy, người dân Việt Nam không được hưởng lợi trên mảnh đất cha ông mà còn phải sử dụng dược liệu kém chất lượng, không có tác dụng chữa bệnh và chịu những hậu quả do việc tự tàn phá nguồn tài nguyên phong phú của mình.

Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và phát triển dược liệu Việt Nam. Chỉ trong vòng 4 năm, Chính phủ đã ban hành 1 bộ luật, 3 nghị định, 1 quyết định và 1 thông báo về vấn đề này.

Góp sức vào công cuộc bảo tồn, phát triển dược liệu Việt, bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH đã đưa ra sáng kiến hoàn toàn mới mẻ: trồng và phát triển các loại thảo dược, dược liệu dưới những tán rừng mà Tập đoàn TH là nhân tố tiên phong.

“Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những độ cao 1.000m và trên 1.500m trong những cánh rừng đặc dụng. Với định hướng chiến lược và tầm nhìn sâu sắc, chúng tôi sẽ góp phần tạo dựng và lưu giữ hệ sinh thái rừng và làm kinh tế dưới tán rừng theo 2 phương cách: Thu hái thảo dược hữu cơ tự nhiên và trồng các thảo dược theo hướng hữu cơ dưới tán rừng, làm kinh tế rừng…”, bà Thái Hương cho biết.


Một góc trang trại thảo dược TH tại Yên Thành, Nghệ An

Một góc trang trại thảo dược TH tại Yên Thành, Nghệ An

Tập đoàn TH sẽ là một nhân tố kết nối đặc biệt khi bằng ảnh hưởng của mình tiên phong đặt nền móng cho ngành thảo dược bằng cách định hướng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới sử dụng sản phẩm nước uống thảo dược có lợi cho sức khỏe, hoàn toàn tự nhiên. Trên thực tế, từ 4 năm qua, Tập đoàn TH đã gây dựng những cánh đồng thảo dược hữu cơ tại Nghệ An, phối hợp với những thương hiệu hàng đầu thế giới như công ty tư vấn phát triển sản phẩm chăm sóc A&R Đức, Viện nghiên cứu thực phẩm Nizo của Hà Lan nghiên cứu phát triển sản phẩm.


Tập đoàn TH ra mắt 3 loại thức uống thảo dược TH true Herbal

Tập đoàn TH ra mắt 3 loại thức uống thảo dược TH true Herbal

Và tại hội thảo này, TH đã giới thiệu với người tiêu dùng 3 sản phẩm nước uống thảo dược giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe TH true Herbal bao gồm: Thức uống thảo dược Rau má Organic- Chanh và Bạc Hà; Thức uống thảo dược Gấc tự nhiên và Lạc tiên; Thức uống thảo dược Gấc tự nhiên - Atiso đỏ và Mâm xôi.

“Từ quả gấc đến đồ uống chức năng đầy hương vị, TH đã yêu cầu Nizo phải đảm bảo duy trì hương vị tươi ngon trong suốt quá trình chế biến và thời hạn sử dụng, tối ưu hóa hương vị theo sở thích người tiêu dùng và ngăn ngừa sự mất ổn định (hiện tượng phân tách pha) trong thời hạn sử dụng.

Những yêu cầu khắt khe này cùng với sự quản trị chất lượng sản phẩm tuyệt vời từ cánh đồng nguyên liệu đến khâu phân phối đã giúp TH true Herbal tìm được chỗ đứng tại Mỹ. Và tôi tin rằng TH true Herbal cũng sẽ thành công chinh phục người tiêu dùng Việt.”

Ông Mr Marcus Antonius Gerardus Geomans - Giám đốc kinh doanh Viện nghiên cứu thực phẩm Nizo đánh giá.

Theo tiết lộ của bà Thái Hương, từ bản đồ dược liệu xa xưa, TH đang tiếp tục lập bản đồ dược liệu ở vùng Tây Bắc (gồm các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu) và Tây Nguyên (Dak Lak, Lâm Đồng).

Ước vọng tươi sạch của một bà nội trợ tử tế

Cũng tại hội thảo ‘bà nội trợ tử tế’ Thái Hương tiếp tục chia sẻ ước vọng về một chữ ‘sạch’. Bà kể lại nỗi băn khoăn trước khi quyết định làm sữa tươi sạch cách đây 8 năm, kể về hành trình gian nan 5 năm đấu tranh minh bạch thị trường sữa khi yêu cầu bỏ tên gọi “sữa tiệt trùng”, trả lại đúng cái tên sữa hoàn nguyên. Bà Thái Hương khẳng định, cũng giống thị trường sữa, với thị trường đồ uống thảo dược, thực phẩm chức năng nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn minh bạch, chân chính bằng cách ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn ngay từ đầu. Đồng thời, khi đất nước còn nghèo, Chính phủ nên ủng hộ doanh nghiệp trong nước bằng các cơ chế chính sách phù hợp.


Vườn gấc và nhà máy chế biến các sản phẩm TH true Herbal

Vườn gấc và nhà máy chế biến các sản phẩm TH true Herbal

Riêng về kế hoạch làm kinh tế dưới các tán rừng, bà Thái Hương hào hứng chia sẻ: “Dưới những tán rừng, người dân mình còn nghèo lắm. Họ không có tiền để mua lân, đạm hay hóa chất phun, bón. May mắn thay nhờ đó đất đai, nguồn nước vẫn thuần thiên nhiên, không bị ô nhiễm bởi hóa chất. Chúng tôi phát triển dược liệu theo hướng hữu cơ dưới tán rừng vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vừa bảo vệ môi trường nơi cung cấp nguồn nước sạch và hệ sinh thái cho cả cộng đồng”.

Từ việc giữ sạch nguồn nước và bảo vệ rừng từ đầu nguồn, bà Thái Hương cũng chia sẻ tham vọng về một tương lai sẽ làm sạch đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất ở vùng đồng bằng để vừa trồng trọt nuôi trồng những sản phẩm sạch vừa tạo ra môi trường sống trong lành cho cả cộng đồng.

H.My