Tàu tiền tỷ bán như sắt vụn: Lại là hàng Trung Quốc!

Dây chuyền tàu cuốc hơn 7 tỷ đồng là dự án máy Trung Quốc. Đắp chiếu từ khi mua về, Đoạn QLĐTNĐ số 1 muốn trả lại cũng không được.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Sốt đất ảo khu vực cầu Nhật Tân
* Cáp ngầm đã ra đảo Lý Sơn

Mua xế hộp giá rẻ, 28 người mắc bẫy, siêu lừa “cuỗm” 39 tỉ đồng
* Thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp
* Bắt nhóm “cát tặc” lộng hành tại TP.HCM
* Nhan nhản cống thoát nước “bẫy” người đi đường

Ông Trần Xuân Khơi, Giám đốc Đoạn Quản lý đường thủy nội địa (QLĐTNĐ) số 1 thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) vẫn không nhớ hết biết bao lần cơ quan ông đề nghị trả lại dây chuyền tàu cuốc. Dây chuyền này vốn được trang bị để sử dụng vào mục đích nạo vét luồng vận tải Hải Phòng-Sơn La.

"Chúng tôi đã đề xuất trả lại bằng đủ hình thức, từ bằng văn bản đến trực tiếp. Hàng năm chúng tôi đều có báo cáo, rồi hễ họp giao ban ở Cục lại đưa ra. Tuy nhiên Cục nói trước mắt cứ để đấy đã, giao lại thì ai trông coi quản lý? Hơn nữa có trả cũng không ai nhận vì nhận về có sử dụng được đâu".

Và dây chuyền gồm hai sà lan, tàu trục thả phao, tàu lái, tàu cuốc trị giá hơn 7,18 tỷ đồng ban đầu "cứ để đấy đã" suốt 8 năm ròng, phơi nắng phơi mưa.

Dây chuyền tàu cuốc hơn 7 tỷ đồng, sau 8 năm phơi nắng phơi mưa chỉ còn 1/10 giá trị ban đầu.

Dây chuyền tàu cuốc hơn 7 tỷ đồng, sau 8 năm phơi nắng phơi mưa chỉ còn 1/10 giá trị ban đầu.

Ông Khơi trần tình: "Xin trả lại không được chúng tôi xin tiền duy tu bảo dưỡng, trông coi nhưng không có. Làm gì có nguồn ấy! Cứ tưởng tượng một phương tiện để ngoài trời cả chục năm, han gỉ, hỏng hóc hết cả".

Theo Giám đốc Đoạn QLĐTNĐ số 1, đây là dự án máy Trung Quốc. Thời điểm năm 2006, luồng chạy tàu trên tuyến nông nên được trang bị dây chuyền này sẽ rất có ích. Sau khi nhận bàn giao máy vẫn hoạt động, tuy nhiên sau vài lần chạy thử dây chuyền đã đắp chiếu vì các thiết bị thiết kế về mặt lý thuyết cồng kềnh, công suất quá lớn, "không thực tế như dân dã người ta đóng", tiêu hao nhiên liệu nhiều. Thế nên khi đưa dây chuyền vào sử dụng thì không chịu nổi giá thành cao.

"Để nạo vét một khối bùn, người dân làm chỉ mất độ 20.000 đồng thì dây chuyền thiết bị này riêng chi phí xăng dầu đã lên đến 100.000 đồng", ông Khơi lấy ví dụ.

Về việc đánh giá tính khả thi của dự án trước khi bỏ tiền tỷ trang bị dây chuyền tàu cuốc, ông Trần Xuân Khơi cho biết, đó là việc của Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, còn ông không thuộc lĩnh vực cơ khí.

Trả không ai nhận, lại không có chi phí trông coi, bảo quản, Đoạn QLĐTNĐ số 1 đề xuất xin được bán thanh lý. Sau khi được các cấp thẩm quyền cho phép bán, đơn vị thuê tư vấn thẩm định giá rồi cho đấu giá.

Các phương tiện truyền thông dẫn kết quả thẩm định giá trị tài sản này của đơn vị đánh giá độc lập hồi tháng 7/2014 cho biết, sà lan SL-01 khi bàn giao có giá gốc là 851,5 triệu đồng nhưng qua 8 năm đã khấu hao trên 798 triệu đồng và giá trị chỉ còn khoảng 53 triệu đồng.

Sà lan SL-02 nguyên giá 850 triệu đồng, khấu hao trên 797 triệu đồng và chỉ còn giá trị khoảng 53 triệu đồng.

Tàu cuốc có giá trị ban đầu gần trên 2,4 tỉ đồng nhưng đến thời điểm này đã khấu hao hết 2,3 tỉ đồng và giá trị còn lại chỉ gần 154 triệu đồng.

Riêng chiếc tàu khách có giá trị ban đầu 767 triệu đồng nhưng đến tháng 7/2014 giá trị được ghi nhận chỉ còn bằng 0.

Tại phiên đấu giá được tổ chức vừa qua, Hợp tác xã vận tải CP Mùa Xuân (tỉnh Nam Định) đã trúng đấu giá với tổng số tiền 562 triệu đồng, chưa bằng 1/10 giá trị khi mua.

Tất cả thiết bị trong dây chuyền tại thời điểm bán đấu giá đều hư hỏng nghiêm trọng. Ví dụ, phần máy của tàu lái không hoạt động được do hỏng trục cơ, xéc măng, piston, xi lanh bị mài mòn, hệ thống điện bị chập cháy. Đoạn QLĐTNĐ số 1đã cho bổ máy để kiểm tra, khắc phục nhưng không được.

Theo Minh Thái
Đất Việt
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”