1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Tàu chở dầu của Trung Quốc đổi tên để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ

(Dân trí) - Một tàu chở dầu khổng lồ này thường vận chuyển khoảng 2 triệu thùng dầu, trị giá khoảng 120 triệu đô la theo giá hiện tại.

Trong khi từ Ấn Độ Dương hướng về eo biển Malacca, tàu chở dầu khổng lồ - Pacific Bravo đã chìm trong bóng tối vào ngày 5 tháng 6, sau đó tắt bộ phát tín hiệu báo hiệu vị trí, theo dữ liệu theo dõi tàu cho thấy.

Một quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh báo các cảng ở châu Á không được cho phép Pacific Bravo cập cảng, nói rằng tàu này đang chở dầu thô của Iran vi phạm các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ. Một tàu chở dầu khổng lồ như này thường vận chuyển khoảng 2 triệu thùng dầu, trị giá khoảng 120 triệu đô la theo giá hiện tại.

Vào ngày 18 tháng 7, bộ phát tín hiệu của một tàu chở dầu khổng lồ có tên Latin Venture đã được kích hoạt ngoài khơi cảng Dickson, ở eo biển Malacca, Malaysia, cách khoảng 1.500 km từ nơi cuối cùng mà Pacific Bravo đã phát tín hiệu vị trí.

Nhưng cả Latin Venture và Pacific Bravo đều truyền cùng một mã số nhận dạng duy nhất, IMO9206035, do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cấp, theo dữ liệu từ nhà cung cấp thông tin Refinitiv và VesselsValue, một công ty chuyên theo dõi các giao dịch tàu trên thế giới.

Tàu chở dầu của Trung Quốc đổi tên để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ - 1
Latin Venture, theo MarineTraffic.

Vì mã số của IMO sẽ gắn liến với một con tàu suốt đời, điều này cho thấy Venture Latin và Pacific Bravo là cùng một tàu, vì vậy, có thể thấy chủ sở hữu của con tàu đang đổi tên để cố gắng trốn tránh các lệnh trừng phạt dầu mỏ Iran của Hoa Kỳ.

“Không cần suy đoán về bất kỳ hành động cụ thể nào của chủ tàu, nói chung là một con tàu đổi tên đột ngột sau khi bị Hoa Kì buộc tội chở dầu trốn tránh từ Iran, chỉ có thể là chủ sở hữu hy vọng rằng sẽ đánh lừa được một số người, bởi một thứ gì đó thô sơ như là sự thay đổi tên”. Theo Matt Stanley, một nhà môi giới dầu mỏ tại StarFuels ở Dubai.

Con tàu thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc, Kunlun Holdings, theo dữ liệu từ Equasis.org, một trang web vận chuyển của Ủy ban châu Âu và Cục hàng hải Pháp, có trụ sở tại Thượng Hải.

Trước đó, Pacific Bravo, theo dữ liệu truyền tải trên tàu cho thấy các thùng hàng của nó đã đầy dầu trước khi tắt bộ phát tín hiệu. Nhưng khi nó xuất hiện trở lại 42 ngày sau với cái tên Latin Venture, tất cả các thùng hàng đều trống rỗng, theo dữ liệu của Refinitiv và VesselsValue.

Theo một tuyên bố từ Cục Hàng hải Malaysia, Latin Venture đã vào Cảng Dickson vào ngày 29 tháng 6 để thay đổi thủ thủy đoàn và khởi hành vào ngày 18 tháng 7. Cục cũng tuyên bố rằng không có hàng hóa nào được vận chuyển ra từ con tàu.

Hoa Kỳ trước đó đã có lệnh trừng phạt đối với Iran nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của quốc gia này. Lện trừng phạt với mục đích cắt giảm doanh số bán dầu của Iran xuống còn 0.

Sau khi rời cảng Dickson, tàu chở dầu đã đi qua Singapore đến bờ biển phía đông nam Malaysia và vào ngày 25 tháng 7, nó truyền đi dữ liệu rằng các thùng hàng của nó đã gần đầy. Cho đến ngày 14 tháng 8, con tàu vẫn ở đó, theo dữ liệu theo dõi tàu cho thấy.

Thùy Dung

Theo Reuters