1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tập đoàn Xuân Thiện hướng trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch

(Dân trí) - Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời đã thể hiện sự quan tâm của Đảng trong vấn đề phát triển năng lượng trong bối cảnh mới như hiện nay.

Với Nghị quyết 55, không những vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia được khẳng định mà còn mở cánh cửa cho tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng, giải quyết bài toán phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam trong tương lai. Sự “nở rộ” các dự án đầu tư năng lượng tái tạo tỷ đô của các doanh nghiệp trong thời gian qua đã minh chứng cho điều đó.

Những ngày này, dưới cái nắng bỏng da nhưng hơn 12.000 cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn Xuân Thiện vẫn chạy đua với thời gian và thời tiết khắc nghiệt để xây dựng, thi công, lắp đặt 3 ca liên tục các hạng mục công trình tại cụm Dự án Điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhằm thực hiện mục tiêu quý 4/2020 sẽ chính thức phát điện và đưa vào vận hành thương mại.

Tập đoàn Xuân Thiện hướng trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch - 1

Những tấm pin đầu tiên về tới siêu dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại tỉnh Đắk Lắk

Với tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 2.000 MWac (tương đương 2.800MWp, sản lượng điện khoảng 5 tỷ kWh/năm), giai đoạn 1 với công suất 600MWac tương đương 830 MWp – đây là dự án điện mặt trời có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 2 thế giới, bao gồm 22,2km đường dây 500kV và trạm biến áp 500kV/1200MVA ... Chỉ sau hơn 3 tháng thi công thần tốc, đến nay 90% hạng mục công trình đã được hoàn thành. Điều đáng nói, siêu dự án này sử dụng công nghệ, thiết bị chính được nhập khẩu từ những nhà sản xuất thuộc top 3 trên thế giới. Giai đoạn II của dự án có công suất 1.400MWac đã được các Bộ ngành thẩm định, Tập đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng (điểm đấu nối, trạm và đường dây 500kV, quỹ đất GPMB…) phù hợp với định hướng của Chính phủ nêu tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 01/7/2020.

Tập đoàn Xuân Thiện hướng trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch - 2

Là một Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với thế mạnh đầu tư sản xuất năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời), Tập đoàn Xuân Thiện đang hướng tới trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch tại Việt Nam cũng như quốc tế. Trước đó, cuối tháng 2 năm 2020, tại thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Xuân Thiện đã tổ chức đóng điện thành công Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc có tổng công suất lắp đặt 256 MWp, được xây dựng trên diện tích 259 ha, vốn đầu tư hơn 7 nghìn tỷ đồng. Sản lượng điện của Nhà máy khoảng 500 triệu kwh/năm, đủ phục vụ cho 200.000 hộ gia đình.

Tập đoàn Xuân Thiện hướng trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch - 3

Dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc 256MWp tại tỉnh Ninh Thuận

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Huy Hoàng- Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuân Thiện cho biết: Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị rất quan trọng, thiết thực và kịp thời, chính là điểm tựa cho doanh nghiệp vững tâm đầu tư sâu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, là cơ sở để chính quyền sát cánh hơn nữa với doanh nghiệp trong công cuộc phát triển năng lượng, thể hiện chủ trương chính sách đi trước mở đường tạo niềm tin, đúng với khát vọng của doanh nghiệp. Minh chứng như dự án lớn thứ nhì trên thế giới này, được địa phương tạo điều kiện, chúng tôi khẳng định ngày 15/11/2020 sẽ hòa lưới điện. Như vậy chỉ trong 7 tháng thi công, chúng tôi đã hoàn thành dự án, đây là 1 kỷ lục của ngành năng lượng mặt trời Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tập đoàn Xuân Thiện hướng trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch - 4

Kỷ lục mà Tập đoàn Xuân Thiện đạt được, ngoài nỗ lực, kinh nghiệm, năng lực của doanh nghiệp, chúng tôi còn tự tin hơn nhờ sự đột phá và những giải pháp thiết thực, cụ thể từ Nghị quyết 55. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn, tôi được giao nhiệm vụ triển khai đầu tư 3 nhà máy sản xuất thiết bị điện gió và điện mặt trời, sản phẩm trước mắt đảm bảo đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%, gồm: nhà máy sản xuất tấm pin điện mặt trời tại tỉnh Hòa Bình (công suất 360MW/năm); nhà máy sản xuất thiết bị điện gió để lắp trên đất liền tại tỉnh Đắk Lắk (chia 3 giai đoạn với tổng công suất 3.000MW/năm, dải công suất tuabin từ 3MW/cột đến 7,5MW/cột) và nhà máy sản xuất thiết bị điện gió để lắp trên biển tại tỉnh Ninh Thuận (chia 2 giai đoạn với tổng công suất 3.000MW/năm, dải công suất tuabin từ 6,5MW/cột đến 15MW/cột), và đã được các địa phương ủng hộ rất cao. Cũng có một số ý kiến cho rằng đây là chiến lược mạo hiểm, phải đầu tư rất lớn, nhiều rủi ro, nhưng với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành năng lượng, với tiềm lực vững vàng, cùng với điều kiện tự nhiên đất nước ta có bờ biển dài có gió, nắng khá tốt từ khu vực miền trung trở vào. Đặc biệt là có chính sách mở đường của Đảng, Chính phủ đang huy động mọi nguồn lực tập trung sản xuất đủ điện để phát triển đất nước, nên chúng tôi quyết tâm, vững tin vào chiến lược đầu tư sâu vào ngành năng lượng của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn Xuân Thiện đang bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng gió của các địa phương, phục vụ bổ sung quy hoạch trong thời gian tới. Nhân đây, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương sớm có cơ chế hướng dẫn để Doanh nghiệp được tham gia cả lĩnh vực truyền tải điện. Nếu gỡ được nút thắt này thì Nghị quyết 55 càng sớm thành công một cách toàn diện, rõ nét.

Sự tiên phong đầu tư các dự án năng lượng tái tạo của Tập đoàn Xuân Thiện cũng như các doanh nghiệp trong ngành năng lượng đã minh chứng tính ưu việt của Nghị quyết 55, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống.

Trường Thịnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm