1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tại sao đồng nhân dân tệ chưa thể soán ngôi USD?

Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Thế nhưng, để đạt được tham vọng này, Trung Quốc cần phải trải qua một chặng đường dài.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc cùng với việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài là một phần chiến dịch cải tổ nền kinh tế. Tuy nhiên, với nền kinh tế đang phát triển chậm lại, bong bóng bất động sản có khả năng tan vỡ cùng sự gia tăng nợ xấu của ngành ngân hàng đang có ảnh hưởng không nhỏ đến tham vọng của chính quyền nước này. Thế nhưng, có một chiều hướng ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của nền kinh tế Trung Hoa. Đó chính là đồng tiền.

Dấu ấn của đồng nhân dân tệ Trung Quốc là rất quan trọng, khi mà nó không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng tiền của Trung Quốc đang dần trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế. Gần đây, đồng nhân dân tệ này đã trở thành một trong 5 loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán toàn quốc tế, đánh bại cả đồng đô la Canada (CAD) và đô la Úc (AUD), theo báo cáo của viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế SWIFT.

Mặc dù Trung Quốc đang có tham vọng rất lớn khi muốn “hô biến” đồng nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, thế nhưng, có nhiều nguyên do khiến các chuyên gia cho rằng, đồng tiền này vẫn chưa thể thay thế đô la Mỹ như Trung Quốc mong muốn được tiến hành vào cuối năm nay.

Tại sao đồng nhân dân tệ chưa thể soán ngôi USD?

Tại sao đồng nhân dân tệ chưa thể soán ngôi USD?

Chính phủ Trung Quốc từng mở ra con đường hướng đến tự do hóa tài chính. Đồng thời, tiến hành tự do hóa tài khoản vốn và linh hoạt tỷ giá hối đoái. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền có thể tự do di chuyển trong và ngoài nước.

Tất cả những hành động này đều nhằm đến mục tiêu có thể nhận được sự đồng thuận của 187 nước thành viên, vượt qua bài kiểm tra của thị trường tài chính để đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được đưa vào giỏ định giá Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm mới thực hiện được tham vọng này khi mà nó đang được xem là mối đe dọa đến quyền lực "bá chủ thế giới" của đồng USD. Không những vậy, hiện nay đồng tiền này chỉ mới chiếm 2,2% thanh toán toàn cầu trong khi đồng USD lại chiếm đến hơn 45%. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường khá xa trong việc phát triển thị trường vốn của nó, đặc biệt lả khoản xử lý nợ xấu. Đây là một tiêu chí quan trọng nếu như quốc gia này muốn quốc tế hóa đồng tiền.

Đối với các nhà đầu tư, họ đều cho rằng đồng USD vẫn sẽ thống trị thị trường thế giới trong nhiều năm tới, bởi nó sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các tài sản của Mỹ, đặc biệt là trái phiếu. Trong quá trình này, nó sẽ giúp giữ mức lãi suất thấp hơn so với Trung Quốc.

Không những vậy, với việc phát triển liên tục của Trung Quốc khi sự gia tăng về tài sản, cổ phiếu, trái phiếu ở nước ngoài đồng nghĩa với sức ảnh hưởng lan khắp toàn cầu đang khiến các nhà đầu tư tìm cách để quản lý các cổ phần của mình và xem xét tìm cách hạn chế sự tiếp xúc, liên quan đến Trung Quốc.

Hiện tại Bắc Kinh vẫn tiếp tục ấn định tỉ giá hối đoái hàng ngày, chỉ cho phép đồng nhân dân tệ thay đổi trong một biên độ nhất định, dù rằng chính phủ nước này đã bắt đầu nới lỏng hơn. Năm ngoái, ngân hàng trung ương nước này đã tăng gấp đôi biên độ giao dịch cho phép đối với đồng nhân dân tệ và ngay sau đó đồng nhân dân tệ đã tăng khoảng 0,5% so với đồng USD trong năm ngoái.

“Trung Quốc nên tập trung vào những cải cách sâu rộng hơn vì như thế mới dẫn đến tăng trưởng lâu dài hơn và bền vững hơn.”,  cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ben Bernanke cho biết.

Theo Duy Duy
Báo Đất Việt
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm