1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Đại biểu Trần Hoàng Ngân:

Tái cơ cấu không phải là giảm cho được số lượng doanh nghiệp Nhà nước

(Dân trí) - “Đấy không phải là bản chất của vấn đề, bởi vì hiện nay có những mặt trận, khu vực vẫn cần có sự hiện diện của doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô…”, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) nhấn mạnh.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 * “Siêu” dự án Sân bay Long Thành: Chờ Quốc hội thông qua chủ trương
* Gạo Việt Nam sang châu Phi có dễ?
* Lãi suất đang “giết chết” doanh nghiệp?
* Xuất nhập khẩu Việt Nam: Trung Quốc nắm đằng chuôi?
* Nga nói thẳng vì sao 'ôm' Trung Quốc
* Cạn kiệt thanh khoản, VN-Index vẫn tăng gần 7 điểm

Đến nay vẫn nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả. Vậy làm thế nào để quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này,thưa ông?

Quốc hội cũng đang bàn về Luật quản lý vốn Nhà nước để làm sao giám sát được và quy được trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) , để họ có trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp chung nhiều hơn. Thực tế là tài sản Nhà nước và vốn Nhà nước mà DNNN đang nắm giữ và sử dụng trong thời gian qua khá lớn nhưng đóng góp của khu vực này lại không tương xứng với phần họ đang quản lý, nắm giữ.

Do đó, luật phải giải quyết được vấn đề này chứ không phải chuyện cứ nói đến tái cơ cấu là làm giảm số lượng DNNN cho bằng được. Đấy không phải là bản chất của vấn đề, bởi vì hiện nay có những mặt trận, khu vực vẫn cần có sự hiện diện của DNNN để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô…

 Tư duy hiện nay là giảm cho được số lượng DNNN là chưa hợp lý. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN có khi lại dẫn đến việc giám sát không rõ ràng, minh bạch. Do đó vấn đề hiện nay là thay đổi cách quản trị mô hình quản lý DNNN và tách bạch cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan đại diện vốn.

 Ví dụ như nói về Bộ Công Thương, Bộ này không thể vừa là chủ sở hữu DNNN đồng thời lại ban hành các chính sách. Bởi vì Bộ này không chỉ lo cho DNNN mà lo cho tất cả các thành phần kinh tế khác. Như vậy để đảm bảo việc cạnh tranh minh bạch rõ ràng thì anh không được là chủ sở hữu các DNNN mà chỉ là cơ quan quản lý DNNN.

Như vậy, khi anh đưa ra các chính sách mới bao trùm các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua thấy rằng, vì ông là chủ sở hữu DNNN nên đưa ra chính sách dù có đúng thì cũng dẫn đến sự nghi ngờ.

 Khi chúng ta làm được cái này sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn và chắc chắn nguồn thu vào ngân sách sẽ tăng lên. Và khi đó, bội chi ngân sách Nhà nước sẽ giảm đi, tốc độ tăng nợ công cũng giảm đi.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM).

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM).

 Nhưng về phần người đại diện vốn, lần trước Luật có đề cập, ông thấy lần này có cần phải thay đổi không?

 Đại diện vốn thể hiện cả hội đồng quản trị, ban kiểm soát phải gắn với trách nhiệm và quyền lợi của họ. Mình không thể nào vừa khống chế tiền lương của tổng giám đốc chỉ 30 triệu trong khi chúng ta không gắn với nó là hiệu quả sử dụng đồng vốn đó, thậm chí DNNN mà chúng ta cổ phần hóa chúng ta vẫn có thể thuê chuyên gia nước ngoài để quản lý doanh nghiệp đó. Thế thì làm sao khống chế được tiền lương? Nhưng ngược lại khi đã giao nhiệm vụ quản lý DNNN, tài sản doanh nghiệp thì anh phải có nhiệm vụ minh bạch để người dân có thể giám sát được. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

 Vẫn biết khâu quản trị là quan trọng nhưng phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN, chứ không phải chỉ nói xong để đấy, thưa ông?

Đúng vậy, hiện Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan quản lý như các bộ, các uỷ ban nhân dân các địa phương lên kế hoạch cổ phần hóa cũng như đánh giá giá trị doanh nghiệp. Những lĩnh vực chúng ta nhận thấy để cho tư nhân có thể làm được thì mạnh dạn cổ phần hóa, còn những lĩnh vực mang tính góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững an ninh trật tự xã hội thì DNNN vẫn cần phải giữ trận địa đó nhưng phải minh bạch và phải thay đổi cơ chế quản trị và điều hành. Có như vậy chúng ta mới đạt được nhiều mục tiêu trong vấn đề này.

 Quản lý DNNN có thực trạng là các tổng công ty rất nhiều đại diện vốn ở các công ty cổ phần, nhưng khi họ thay đổi về quản lý thì rất chậm nhất là các công ty cổ phần có vốn nhà nước?

 Nghị quyết Quốc hội đã có và Chính phủ đang thể hiện quyết tâm chính trị rất cao. Không có lực cản nào về tư duy chậm trễ nữa. Hiện nay các đại biểu Quốc hội cũng rất bức xúc về vấn đề này nên đã yêu cầu Chính phủ hết sức minh bạch trong cổ phần hóa DNNN. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của chúng ta vừa qua cho thấy tái cơ cấu DNNN vốn là tập đoàn, tổng công ty là chậm so với các hình thức khác. Tái cơ cấu trong đầu tư công và tái cơ cấu ngân hàng thương mại đã đạt kết quả nhất định so với tái cơ cấu trong DNNN, chúng ta đang chậm chạp.

Trong phần thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ông có đề cập tới nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nhất ASEAN hiện nay (154%). Ông có thể nói rõ hơn về nhận định này?

 Kinh tế các nước, ngay cả khu vực ASEAN thì độ mở của họ cũng ở mức vừa phải. Vì kinh tế thế giới hiện nay diễn biến rất khó lường, tình hình chính trị phức tạp, chiến tranh giữa các khu vực đã diễn ra. Nên nếu chúng ta mở quá lớn mà không có khả năng tự chủ được thì dẫn đế sự lệ thuộc, lệ thuộc cả diễn biến kinh tế thế giới nếu có vấn đề thì xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ có vấn đề.

 Đóng góp FDI thời gian qua ngày càng tăng. Nếu kinh tế thế giới lại khủng khủng hoảng thì doanh vốn FDI sẽ rút ra, như vậy chúng ta sẽ khó khăn. Nên tôi quan tâm đến việc chú ý đến thị trường Việt Nam 90 triệu dân, chú ý đến loại hình doanh nghiệp nhỏ vừa vừa tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Do đó rất cần một hệ thống các giải pháp để chuyển dịch tư duy đang ở độ mở quá lớn mà co dần, từ từ lại để nghĩ đến thị trường trong nước nhiều hơn và nghĩ đến sản phẩm có năng lực trong nước nhiều. Nếu không, kinh tế sẽ khó khăn trong thời gian tới.

 Theo ông, chúng ta cần làm gì trong bối cảnh này?

 Nói đến doanh nghiệp dân doanh hiện nay, họ rất khao khát chứ không phải họ không muốn làm. Họ đang chờ đợi chính sách của chúng ta minh bạch thế nào, họ có niềm tin vào ổn định kinhtế, lạm phát đã kiểm soát tốt chưa, lãi suất có ổn định không… Như vậy trong những năm qua, họ đã khá tin tưởng vào chính sách, nhưng bây giờ họ cần một chính sách hỗ trợ, trong 3 lĩnh vực thì có một lĩnh vực là về thủ tục hành chính. Nếu thành lập doanh nghiệp, họ ngại xin giấy phép thì chúng ta cần trung tâm hỗ trợ xúc tiến dịch vụ công miễn phí.

 Chính cơ quan công phải làm việc này vì chính doanh nghiệp đóng thuế cho anh, làm tăng thu cho ngân sách. Ở Singapore, họ làm vậy nên nhà đầu tư rất thích, họ chỉ cần có tiền và ý tưởng còn thủ tục có Nhà nước lo.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tồn tại hiện nay rất cần đổi mới máy móc thiết bị để tránh phục thuộc vào máy móc thiết bị Trung quốc nhưng họ khó khăn về vốn. Chúng ta phải có chính sách hỗ trợ lãi suất trung dài hạn trong 5-7 năm và cam kết giữ lãi suất đó ổn định để doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị. Phần này chúng ta bỏ ra rất ít nhưng thu ở tương lai rất nhiều, chúng ta lại có năng suất lao động, lại có sản phẩm cạnh tranh.

Nhưng để làm được như vậy thì doanh nghiệp chịu chi phí phi chính thức rất cao, thưa ông?

Trách nhiệm của chúng tôi là phải làm cho thể chế minh bạch, rõ ràng để cho các cơ quan Nhà nước phải thực thi đúng tinh thần đó. Nhưng còn khâu thực hiện là con người còn vướng. Các chính sách tốt nhưng quá trình thực hiện vẫn có những con người hành người dân. Chính vì vậy phải có trung tâm hành chính công.

 Đã có lần tôi làm việc với các địa phương, họ nói hay quá, chúng tôi sẽ thành lập để lo thủ tục cho doanh nghiệp. Lo cho doanh nghiệp chính là lo cho ngân sách của họ. Cho nên phải gắn quyền lợi của khu vực địa phương đó với nguồn ngân sách họ thu cũng như lao động tại địa phương đó. Như thế mới giải quyết được, chứ mỗi thể chế không cũng không được.

-          Xin cảm ơn ông!

 

Nguyễn Hiền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”