1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Syngenta ra mắt sản phẩm giải quyết mối lo sâu cuốn lá gối lứa ở miền Bắc

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thời tiết thất thường ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá phát sinh, gây hại trên lúa. Incipio®200SC được Syngenta giới thiệu là sản phẩm đột phá có thể giải quyết tình trạng này hiệu quả.

Áp lực gia tăng từ sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá thường gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn đòng trổ. Sâu cuốn lá gây hại cho cây lúa bằng cách nhả tơ. Chúng kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống và ăn phần thịt lá bên trong, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp. Vết thương trên mép lá còn tạo điều kiện cho nấm và các vi khuẩn gây hại cho cây lúa dễ dàng xâm nhập. Cây lúa khi bị mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, cho hạt bị lép lửng và gây thiệt hại đến năng suất.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm vừa qua, trên lúa mùa chính vụ tại các tỉnh ven biển và đồng bằng sông Hồng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển và gây hại với mật độ cao hơn 4-5 lần so với cùng kỳ năm trước đó, phân bố trên diện rộng.

Trong khi đó, theo báo cáo của các địa phương, mật độ ổ trứng phổ biến 50-100 quả/m2, nơi cao 200-300 quả/m2, cục bộ 500-700 quả/m2 (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh). Sâu non phổ biến 10-20 con/m2, nơi cao 30-50 con/m2, cá biệt có nơi 100-200 con/m2 (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng…).

Nếu trên ruộng vừa có sâu cuốn lá vừa có bướm thì đó là biểu hiện xuất hiện sâu cuốn lá gối lứa. Nếu quản lý không hiệu quả, sự phát triển mạnh của sâu cuốn lá gối lứa ở giai đoạn đòng - trổ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa và thu nhập của bà con nông dân.

Ông Mai Văn Lân, nông dân ở xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cho biết khi ruộng lúa bị sâu cuốn lá phá hoại, ông đã phun thử vài loại thuốc nhưng sâu giảm không đáng kể.

"Tôi đã trải qua những ngày lo lắng đến mất ăn, mất ngủ, cho đến khi biết đến và sử dụng sản phẩm Incipio®200SC cho ruộng lúa của mình. Tôi thật sự bất ngờ, sâu chết hết, vì thế không cần phun thuốc nhiều lần, tôi vừa tiết kiệm công sức lại vừa đỡ tốn tiền", ông Lân chia sẻ.

Syngenta ra mắt sản phẩm giải quyết mối lo sâu cuốn lá gối lứa ở miền Bắc - 1
Nhân viên Syngenta giới thiệu cho bà con hiệu quả của sản phẩm Incipio®200SC.

Với cơ chế tác động đột phá, công phá hiệu quả tính kháng sâu hại, công nghệ Plinazolin® khắc phục các điểm yếu kháng thuốc của các thuốc trừ sâu khác trong việc quản lý sâu cuốn lá gối lứa.

Có khả năng diệt cả sâu nhỏ lẫn sâu lớn, Incipio®200SC cho hiệu lực kéo dài lên đến 21 ngày, cắt cả lứa sâu sau chỉ một lần phun, đồng thời, giúp giảm thiểu số lần phun thuốc cũng như lượng thuốc sử dụng, từ đó giảm đáng kể chi phí sản xuất.

Syngenta chia sẻ kết quả khảo nghiệm đồng ruộng tại 11 chi cục bảo vệ thực vật tại đồng bằng sông Hồng trong vụ mùa 2023 cho thấy hiệu quả trừ sâu cuốn lá của Incipio®200SC đạt trên 95%. Với hiệu quả này, sản phẩm đang trở thành giải pháp hữu hiệu được khuyến cáo để phòng trừ sâu cuốn lá trong các vụ tiếp theo ở miền Bắc.

Syngenta ra mắt sản phẩm giải quyết mối lo sâu cuốn lá gối lứa ở miền Bắc - 2

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, phát biểu tại buổi giới thiệu sản phẩm Incipio®200SC ở thị trường miền Bắc.

Hiệu quả đã được chứng minh

Không phải ngẫu nhiên mà Incipio®200SC gây ấn tượng như vậy ở miền Bắc. Trước đó, sản phẩm đã chứng minh hiệu quả và có chỗ đứng vững chắc ở thị trường phía Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước.

Công nghệ Plinazolin® được ứng dụng trong Incipio®200SC là kết quả của quá trình hơn 15 năm nghiên cứu phát triển, chọn lọc từ hơn 10.000 hoạt chất khác nhau, thông qua trên 4.000 khảo nghiệm đồng ruộng và được đánh giá cao ở các thị trường như châu Âu, Úc, Hàn Quốc.

Syngenta ra mắt sản phẩm giải quyết mối lo sâu cuốn lá gối lứa ở miền Bắc - 3
Nhân viên kỹ thuật Syngenta giới thiệu công nghệ Plinazolin tới bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long.

Khi được giới thiệu tại Việt Nam, Incipio®200SC với công nghệ Plinazolin® đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc trừ sâu cuốn lá hại lúa. Theo kết quả của hàng nghìn khảo nghiệm đồng ruộng và điểm trình diễn sản phẩm trên khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiệu quả trừ sâu cuốn lá khi sử dụng Incipio®200SC lên đến hơn 98%.

Theo ghi nhận của Syngenta, tính đến nay, hơn một triệu ha lúa được sử dụng Incipio®200SC để quản lý sâu cuốn lá gối lứa kháng thuốc. Kết quả khảo sát của công ty cũng cho thấy hơn 95% số nông dân đã từng sử dụng Incipio 200SC hài lòng về hiệu quả của sản phẩm.

Riêng tại thị trường miền Bắc, sản phẩm được đóng gói với dung tích 5ml, phù hợp với tập quán canh tác và thói quen sử dụng thuốc của nông dân.

Syngenta ra mắt sản phẩm giải quyết mối lo sâu cuốn lá gối lứa ở miền Bắc - 4

Nông dân tỉnh Thái Bình tâm đắc về hiệu quả của Incipio®200SC.

Nói về sự ưu việt của Incipio®200SC, ông Trần Thanh Vũ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, cho biết: "Công nghệ Plinazolin® là phát minh của Syngenta trong việc công phá tính kháng của sâu hại với cơ chế tác động hoàn toàn mới và tiên tiến nhất hiện nay. Với những ưu thế vượt trội đã được chứng minh tại thị trường phía Nam, sản phẩm Incipio 200SC hứa hẹn sẽ giúp bà con nông dân phía Bắc phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá để bà con an tâm sản xuất một cách bền vững với hiệu quả cao nhất, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường".