Sức tiêu thụ dầu mỏ của Việt Nam tăng mạnh nhất khu vực

(Dân trí) - Các chuyên gia ANZ cho rằng, là nước xuất khẩu dầu thô song tốc độ gia tăng tiêu dùng đầu của Việt Nam lại tăng mạnh nhất khu vực. Bên cạnh giải pháp ngắn hạn là tăng dự trữ dầu thì Việt Nam cần đầu tư mạnh hơn cho lọc dầu để chủ động nguồn cung trong nước.

Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 57% kể từ tháng 7/2014
Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 57% kể từ tháng 7/2014

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  

* Xuất khẩu dầu thô sang Úc tăng vọt dù giá giảm mạnh

* Thương mại điện tử: Khách hàng bị "chăn" ở mọi nơi, mọi lúc

* Khơi vốn vào chứng khoán: 5 năm nay toàn... “bản lề”

* Đại gia điện máy rùng mình sau 'cái chết' của TopCare

* Việt Nam đối mặt thách thức nào trong năm 2015?

* Biến ông chủ biệt thự tiền tỷ thành cổ đông '5 sao'

Trao đổi với báo giới chiều nay (3/2/2015), hai chuyên gia kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ là Gleen Maguire và Eugenia Fabon Victorino đánh giá, do việc điều chỉnh giá dầu thế giới hiện đã bước sang tháng thứ 7 nên các ảnh hưởng khác nhau của giá dầu giảm đối với châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã bắt đầu trở nên rõ rệt hơn.

Nhìn chung, theo ANZ, đối với hầu hết các nước châu Á - trừ Malaysia - giá dầu giảm là một tín hiệu rất tích cực dù ở nhiều mức độ khác nhau. Do mức độ tiêu thụ dầu tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng vượt mức tăng trưởng hàng năm ở mức 7,5% trong suốt 20 năm qua, nên ảnh hưởng của việc giá dầu giảm sẽ rất lớn, đối với mọi ngành nghề, chi tiêu và giá cả.

Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 57% kể từ tháng 7/2014

Theo đó, mức tiêu thụ dầu của Việt Nam được đánh giá là tăng nhanh nhất trong khu vực, vượt qua cả Trung Quốc. Diễn biến này góp phần khiến Việt Nam từ một nước sản xuất dầu trở thành nước tiêu thụ dầu từ năm 2010.  Xét đến sự gia tăng trong sản xuất thiết bị điện tử trong 3 năm qua, ANZ dự kiến mức tiêu thụ dầu sẽ tiếp tục tăng khi tổng nhu cầu năng lượng theo kịp với nhu cầu tăng trưởng sản xuất.

Các chuyên gia ANZ lưu ý rằng, Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô vừa là nước nhập khẩu các sản phẩm dầu đã qua xử lý. Do đó, dự kiến hiệu ứng cân bằng sẽ xuất hiện trong cả thương mại và chi tiêu. Mức giảm ở đầu xuất khẩu dầu thô sẽ được bù lại bằng mức tăng ở đầu nhập khẩu xăng dầu. Do đó, điều quan trọng là dự tính được ảnh hưởng cuối cùng sẽ nghiêng về bên nào.

“Cần đầu tư mạnh hơn cho lọc dầu”

Cũng theo ANZ, tổng doanh thu thuế từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng bị giảm. Dầu thô là nguồn thu lớn của Chính phủ do Nhà nước áp dụng nhiều khoản thuế khác nhau gồm thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu dầu thô và thuế thu nhập.

ANZ cũng lưu ý rằng, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã giảm đáng kể khi nhà máy Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã đi vào vận hành từ năm 2010. Nguồn dầu thô chính của Dung Quất là mỏ Bạch Hổ, chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô của cả nước.

Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 57% kể từ tháng 7/2014

Hơn nữa, Việt Nam tiếp tục gặt hái những thành quả trên mặt trận sản xuất mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã ít bị phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Năm 2014, dầu thô chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm so với mức 10,8% trong năm 2009.

Dẫn báo cáo thống kê về năng lượng thế giới 2014 của BP, ANZ cho biết, Việt Nam nắm giữ 0,3% trữ lượng dầu đã dược phát hiện của thế giới, khoảng 4,4 tỷ thùng. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ dự trữ so với sản xuất cao nhất ở mức 34,5 – cao hơn các nước xuất khẩu dầu truyền thống như Brunei, Indonesia và Malaysia.

Cho đến nay, với nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản xuất khoảng 100.000 thùng/ngày, cung cấp không đủ mức tiêu thụ trung bình hàng ngày là 378 thùng. Tuy có khả năng giá dầu ở mức mới nhưng ANZ cho rằng, Việt Nam phải dầu tư nhiều hơn vào các dự án hạ lưu về sản xuất, phân phối và xuất khẩu. Theo đó, xuất khẩu dầu thô phải giảm để hỗ trợ tiêu thụ trong nước, tiến tới về lâu dài, Việt Nam sẽ là một nước nhập siêu dầu thô chứ không phải xuất siêu mặt hàng này như hiện nay.

Thêm vào đó, chuyên gia ANZ cũng khuyến nghị, việc dự trữ dầu trong giai đoạn giá thấp là cần thiết tuy nhiên không nên dự trữ dầu một cách đột ngột và khiên cưỡng mà cần phải được thực hiện từ từ, không vội vã để tránh ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. 

Lạm phát khó đạt mục tiêu 5%

Theo các chuyên gia ANZ, tác động rõ ràng đầu tiên của việc giảm giá dầu là lạm phát tiếp tục đi xuống. Năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu. Giá dầu giảm liên tục đã khiến mức tăng giá vốn đã yếu của các mặt hàng phi thực phẩm/phi dầu mở trong giỏ hàng hóa CPI lại càng yếu đi do nhu cầu trong nước yếu.

ANZ đánh giá, lạm phát có khả năng đạt trung bình 3% so với cùng kỳ năm trước, không đạt mục tiêu của Chính phủ đề ra là 5%. Các chuyên gia ANZ cho rằng, giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015, giảm mạnh nhất trong 13 lần giảm vào năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số giá nhóm vận tải và nhà đất-xây dựng chỉ giảm lần lượt là 12,7% và 3,6%, giảm chậm hơn so với mức giảm của giá dầu Brent trong cùng một khung thời gian. Nguyên nhân do chính sách chủ động quản lý giá bán lẻ xăng dầu, điện, gas của Việt Nam đã giữ biến động giá các mặt hàng này ở mức tương đối thấp.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm