Sự lột xác ngoạn mục của BĐS phía Tây Hà Nội: Bức tranh đầy màu sáng
(Dân trí) - Nhiều gam màu tươi sáng, phía Tây đang là mảnh ghép rực rỡ nhất của bức tranh BĐS Thủ đô hiện nay. Từ những tiềm năng sẵn có, khu vực này đang dẫn đầu nguồn cung BĐS với sức hút mạnh mẽ.
Được ví như một cô gái đang tuổi xuân thì, hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất và giàu sức sống nhất, đó là lý do tại sao bất động sản Tây Hà Nội đang được “săn đón” bởi các nhà đầu tư cũng như người mua nhà.
Sức bật từ cuộc “cách mạng” hạ tầng
So với khoảng 10 năm trước khi diện mạo đô thị còn khá “đìu hiu”, hiện nay, sau khi trải qua một “cuộc cải cách” về hạ tầng thì khu vực phía Tây đã chứng kiến một loạt sự xuất hiện của các trục đường lớn mang tính huyết mạch của thành phố.
Trong đó, phải kể đến một loạt tuyến đường như: Đại lộ Thăng Long, Tố Hữu, Quốc lộ 32, Lê Trọng Tấn… Các dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang hình thành như Nguyễn Trãi qua Lương Thế Vinh, đường Trung Văn kết nối Mễ Trì - Mỹ Đình, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT Yên Nghĩa – Kim Mã… đã mở ra một diện mạo mới.
Cùng với đó, tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội, Hà Đông - Cát Linh cùng các công trình hạ tầng khác đang đi vào hoàn thiện đã tạo nên “cú hích” giúp thị trường BĐS khu vực thu hút đông đảo khách hàng có nhu cầu thực về chỗ ở cũng như đầu tư chuyên nghiệp.
Ngoài một loạt hạ tầng giao thông thì hạ tầng tiện ích cũng đồng loạt được phát triển. Mới đây nhất là sự xuất hiện của đại siêu thị AeonMall Hà Đông đã chính thức được khởi công xây dựng, tạo nên một luồng gió mới tươi trẻ và nhộn nhịp, khiến thị trường căn hộ ở khu vực này sôi động hẳn lên.
Với quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông ngày một đồng bộ, khu vực phía Tây Hà Nội sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư bất động sản và sớm khoác lên mình diện mạo của một trung tâm hành chính mới trong tương lai.
Xu hướng dịch chuyển
Sức ép đô thị từ sự gia tăng dân số cơ học dẫn đến sự quá tải về chỗ ở, nơi làm việc tại khu vực trung tâm thành phố, xu hướng dịch chuyển từ khu vực trung tâm thành phố sang các quận lân cận là điều tất yếu.
Việc quy hoạch các khu đô thị vệ tinh để giãn dân và giảm những sức ép cho khu trung tâm là chủ trương đang được đề ra. Thế nhưng, đó là câu chuyện của tương lai xa hơn, vì hiện nay – trong chính thành phố Hà Nội vẫn còn những khu vực chưa khai thác hết tiềm năng, điển hình là khu vực phía Tây Thủ đô.
Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ phát triển về hướng Tây dọc các trục hướng tâm mà điển hình là Đại lộ Thăng Long. Ngay sau khi hạ tầng giao thông được hình thành, các khu đô thị cũng mọc lên theo và người dân bắt đầu có xu hướng chuyển về vùng ven sinh sống, thay vì chỉ tập trung tại các quận trung tâm. Điều này dự báo, trong vài năm tới đây, một cộng đồng cư dân sôi động sẽ hiện hữu trên khu vực này và lấp đầy những khoảng trống bất động sản tại đây.
“Đại bản doanh” bất động sản
Giống như một “đại siêu thị” bất động sản với sự tập trung một số lượng lớn các dự án từ chung cư đến liền kề, biệt thự, nhà phố thương mại, chủ yếu nằm dọc trên các trục đường lớn như Lê Văn Lương kéo dài - Tố Hữu, Lê Trọng Tấn, Đại Lộ Thăng Long…
Các dự án đang tạo cho khu vực phía Tây một diện mạo mới và mang tới cho các nhà đầu tư, người mua nhà nguồn cung phong phú với nhiều lựa chọn.
Theo báo cáo của Savills Việt Nam và CBRE, từ năm 2017 đến nay, khu Tây vẫn luôn là một trong các khu vực dẫn đầu thị trường Hà Nội về nguồn cung bất động sản, đặc biệt là phân khúc liền kề và biệt thự. Theo báo cáo của Savills Việt Nam, liên tiếp các trong 2 quý cuối năm 2017 và đầu năm 2018, phía Tây luôn dẫn đầu bảng xếp hạng về nguồn cung phân khúc này.
Cụ thể, Qúy I/2018, tổng nguồn cung thị trường biệt thự, liền kề đạt 41.099 căn, tăng 1,7% theo quý và 13,9% theo năm. Quận Hà Đông tiếp tục dẫn đầu với 24,3 % thị phần, theo sau là huyện Hoài Đức.
Nhắc tới các dòng sản phẩm này phải kể đến ông lớn Geleximco vẫn đang chiếm lĩnh trục đường lớn Lê Trọng Tấn với dự án Geleximco Lê Trọng Tấn bao gồm các căn biệt thự liền kề, nổi trội là khu nhà mặt phố được đánh giá cao về vị trí, kiến trúc và công năng sử dụng. Vừa có thể ở vừa có thể khai thác tiềm năng kinh doanh mang lại những giá trị lợi nhuận tức thì.
Với những tiềm năng hiện có, sự xuất hiện của những dự án cao cấp, khu Tây hứa hẹn sẽ thu hút một lượng lớn nhà đầu tư thông minh với giá trị sinh lời bền vững, trở thành điểm sáng của bất động sản Hà Nội trong năm 2018. Giá đất tại khu vực phía Tây Hà Nội hiện đang tăng từ 20 - 25% nhờ những thông tin tốt về hạ tầng, cùng với đó là thông tin huyện Hoài Đức lên quận vào năm 2020. Điều này tác động rất lớn đối với thị trường bởi Hoài Đức có nhiều thuận lợi vì liền kề với các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai và có Đại lộ Thăng Long, QL32 và nhiều tuyến đường liên tỉnh chạy qua.
H. Việt