1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Sớm bỏ trần lãi suất

Nếu không sớm bỏ trần lãi suất sẽ làm cho các ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng trong huy động và cho vay. Đó là đề xuất của nhiều ngân hàng trên địa bàn TPHCM tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2009 ngày 26/1.

Sớm bỏ trần lãi suất - 1
Trần lãi suất đang khống chế thị trường.
 
Căng thẳng lãi suất và tỉ giá

Vấn đề lãi suất đầu ra, đầu vào và thiếu thanh khoản của NH hiện tại vẫn chưa hạ nhiệt. Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), công bố hiện tại có 5/16 NH tại TPHCM, có tỉ lệ dư nợ tín dụng ở thị trường II (thị trường liên NH) cao gấp hai lần so với tỉ lệ vốn họ huy động được.

Điều này cho thấy sự thiếu thanh khoản tại những NH này là rất lớn. Thực tế, thời điểm này lãi suất huy động tại hầu hết các NH từ kỳ hạn một tuần trở lên đã sắp chạm trần 10,49%/năm.

Nhằm mục đích tăng huy động nên nhiều NH đã áp dụng chính sách khuyến mãi cộng thêm lãi suất, tặng tiền và tặng quà. Giám đốc một NH nhận định chính mặt bằng lãi suất ngắn hạn cũng như dài hạn đều bằng nhau sẽ dẫn đến tình trạng đồng tiền dễ bị chạy từ NH này sang NH khác, làm cho rủi ro thanh khoản tại NH tăng lên.

Sự căng thẳng của tỉ giá, giá vàng trong năm 2009 cũng là có thật. Chính tình trạng găm giữ USD, vàng đã làm thị trường này nóng lên. Có lúc tỉ giá USD chênh lệch 1.000 đồng đến 2.000 đồng/USD. Còn giá vàng nhảy khỏi mức 29 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Tổng Giám đốc NH NN-PTNT chi nhánh TPHCM, cho biết nếu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, được mua bán theo nhu cầu của thị trường thì vấn đề tỉ giá sẽ không bị tác động nhiều.

Việc NHNN yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán ngoại tệ cho các NH cũng như cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng trong thời gian qua là phù hợp và rất cần thiết.

Để góp phần giảm áp lực về cung-cầu ngoại tệ, ông Trần Xuân Huy, Tổng Giám đốc Sacombank, cho rằng SBV cần có quy định như cho phép NH khuyến mãi để thu hút lượng kiều hối chuyển về qua NH. Bởi thực tế, người dân không chịu bán USD cho NH.

Cụ thể, tại Sacombank, năm 2009, doanh số kiều hối khoảng 850 triệu USD nhưng Sacombank chỉ mua được 10%. “Đường cong lãi suất hiện nay tập trung ở các kỳ hạn ngắn, vì vậy việc quản lý vốn tại các NH sẽ nhiều rủi ro”- ông Huy nói.

Ông Giàu cũng khẳng định việc các NH găm giữ USD cũng góp phần làm cho thị trường này căng thẳng.

Để các ngân hàng tự chủ

Ông Trần Văn Vĩnh, Tổng Giám đốc NH Phương Đông (OCB), khẳng định nếu các NH phải huy động bằng được vốn với lãi suất gần đạt trần nhưng cho vay không cao thì sẽ bị lỗ vốn.

Chính vì vậy việc bỏ trần lãi suất nên thực hiện sớm. Thống đốc SBV Nguyễn Văn Giàu khẳng định do các NH “đua” huy động vốn rồi bày ra chuyện thu phí dịch vụ.

Đây là chuyện trái luật mà NHNN sẽ xem xét xử lý. Ông Giàu cũng đồng tình về việc sớm bỏ trần lãi suất. Vấn đề còn vướng mắc là do quy định của Luật Dân sự. NHNN cũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ về vấn đề này.

Trao đổi bên lề hội nghị, giáo sư Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ quốc gia, cho rằng phải bỏ trần lãi suất, nếu không sẽ làm cho các NH rơi vào tình thế khó khăn.

Theo ông Ngân, việc bỏ trần lãi suất không đồng nghĩa với việc lãi suất tăng lên mà là để các NH tự chủ trong hoạt động tín dụng.

Theo Sơn Nhung
Báo Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm